MẬT GIÁO TỨC THÂN THÀNH PHẬT.

Một phần của tài liệu Do-Qua-Bien-Sinh-Tu (Trang 27 - 30)

Tôi thì thật là rõ ràng, đích thực bị chứng liệt não và tôi chắc phải chết. Thân xác của tôi lúc này già yếu, trên thực tế đó chỉ là “cái vỏ xác huyễn mộng”. Vỏ xác này sao lại gọi là huyễn mộng. Bởi vì nó rất khác so với tuổi nhi đồng của tôi, nó cũng rất khác khi tôi ở tuổi ấu thơ, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi tráng niên. Một cá nhân mắc bệnh rất nhanh chóng phải rơi vào tuổi lão niên. Con người phải chịu cảnh này, thời gian là một ma thuật sư không có gì không thể, nguyên bản là một tấm thân khỏe mạnh bỗng bị lão bệnh không còn trông ra hình con người nữa. Đương là đóa sen tám cánh nở hoa (chứng liệt não), Phật ở ngay trong đó. Phật chính là tử quang. Trong không trung xuất hiện tia cực quang sáng lạng, ánh minh quang viên đà đà, đó chính là mẫu quang của Bì Lư Tính Hải hoặc gọi là Pháp Tính. Chân Ngã, chân thực không hư và như thường bất biến, bản thể thanh tịnh mà không vọng nhiễm, bản lai diện mục, không biến không khác, không sinh không diệt, không tăng không giảm, không cấu không tịnh, Như Lai tạng, thực tướng, viên thành thực tính. Tử Quang chính là Chân Ngã hóa

thành Hồng Quang (ánh sáng cầu vồng). Mẫu Quang cũng là Chân Ngã, Đại Bì Lư Già Na Quang Minh Hải. Hỗ tương hội hợp. Đây chính là “Tức Thân Thành Phật” của Mật Giáo.

Tu hành Mật Giáo tức chúng ta đủ cả Tam Mật Pháp Phật, nhưng vì nghi hoặc nhiễm mà không thể chứng đắc, nên lấy Đại Bi Tâm của Phật để làm cho chúng sinh thực hành và sống trong Tam Mật Phật Bình Đẳng. Thân kết tức Khế (hợp) là Thân Mật, khẩu tụng Chân Ngôn là Ngữ Mật, ý quán chủng tử, tam muội gia hình, hoặc quán Bản Tôn, đó chính là Ý Mật. Thực hành ba Mật này ắt được Tam Mật Như Lai gia trì, tam nghiệp chúng sinh với Như Lai Tam Mật, Nhập Ngã Ngã Nhập, không hai không khác, bảo rằng Tam Mật tương ứng. Tam Mật tương ứng thành tựu tất cả Tất Địa. Tôi vì sao có thể tu xuất được Chân Ngã. Đó là vì:

Chân Như tức Ngã Thân, Phật Pháp tức Ngô Thể, mật mật mật mật dã, trùng trùng hựu thâm diệu.

Pháp môn bí mật của Mật Giáo là Chân Ngôn Đà La Ni, toàn thể giáo dục bí mật của Như Lai, Tự Giác Chứng Trí Tu Chứng Pháp Môn, toàn thể các Pháp của Mật giáo này, Pháp Giới cũng ít được nghe, nay được may mắn nghe, hãy nên sinh sự hân hạnh, cũng không được tạo ra sự báng bổ. (Nội chứng Pháp Như Lai Pháp Thân, Chân Ngôn thần biến gia trì, tuy Đẳng Giác Bồ Tát không thể đo biết, duy nhất chỉ có Phật với Phật mới biết được)

Ngoại trừ “Tức Thân Thành Phật” của Mật Giáo còn có “Báo Thân Thành Phật” nữa. Tôi nói về Tịnh Độ Tông Hiển Giáo, có môn niệm Phật. Mỗi ngày vào buổi sáng thanh tịnh, xúc miệng rửa mặt sạch sẽ, mặc quần áo thanh tịnh (hoặc xanh biển), mặt hướng về hướng Tây hoặc bàn thờ Phật. Chắp hai tay, liên tục niệm “A Di Đà Phật”, hết một hơi thở niệm một lần, mười hơi thở thì niệm mười lần. Lời niệm Phật và hơi thở hợp nhất, không hạn chế số lần niệm Phật

Giữ cho hơi thở và lời niệm Phật tiếp tục Hết hẳn một hơi thở kể một lần

Giữ cho tâm được an tường Giữ cho hơi thở và tâm hoà hợp

Mục đích là làm cho tâm không bị phân tán, chuyên nhất tinh tấn niệm Phật. Đó chính là Pháp Môn Niệm Phật Tịnh Thổ làm cho tâm và hơi thở thành một. Phát nguyện hồi hướng như sau:

Con là đệ tử Liên Sinh, một lòng quy mệnh Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật, nguyện xin lấy ánh sáng thanh tịnh rọi soi cho con, lời thệ từ bi giữ gìn con. Con nay xin chính niệm, xưng tụng Như Lai Danh Hiệu, kinh niệm mười lần, vì đạo Bồ Đề, cầu xin được sinh Tịnh Thổ. Phật xưa đã có lời thề rằng nếu có chúng sinh muốn sinh ra ở nước của tôi hết lòng tin thật, thậm chí mười niệm, nếu không được sinh, tôi không thủ Chính Giác. Chỉ trừ ai

phạm năm tội nghịch, phỉ báng Chính Pháp. Con tự nhớ rằng từ khi sinh ra đến nay không tạo nghịch tội, không báng bổ Đại Thừa. Nguyện lấy mười niệm này để được vào trong Biển Đại Thệ, thừa từ lực của Phật các tội đều tiêu tan, nhân thanh tịnh tăng trưởng. Nếu đến lúc phải mệnh chung, tự biết đã đến lúc, thân không bệnh khổ, lòng không tham luyến cũng không tán loạn, như nhập thiền định. Đức Phật cùng các Thánh tay mang Ngai Sen Vàng đến đón con về, như một lần niệm sinh Cực Lạc Quốc, Hoa nở thấy Phật, tức nghe Phật Thừa liền khiến mở Phật Tuệ, quảng độ chúng sanh, mãn Bồ Đề nguyện. Nếu như các đệ tử cảm thấy lời phát nguyện hồi hướng quá dài thì có thể theo những lời tôi nói sau đây:

Nguyện cùng với những người niệm Danh Hiệu Phật Cùng được sinh tại Cực Lạc Quốc

Trước tiên báo đáp tứ trọng Ân

Sau cứu giúp những chúng sinh tại ba đường khổ Gặp thấy Phật chấm dứt sinh tử

Giống như Phật độ tất cả chúng sanh.

Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy rằng “Ví dụ như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, như là hai người, nếu gặp không gặp, nếu thấy không thấy. (như thế là không tốt). Lại nữa, “nếu hai người cùng nhớ, hai nhớ niệm sâu, như thế là từ sinh đến sinh, cùng chung hình ảnh, không có gì sai khác nhau” (như thế là tốt đẹp).

Lại nữa chư Phật mười phương thương yêu chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ đi, tuy nhớ mà phải làm sao? Nếu con nhớ mẹ như mẹ đang nhớ thì mẹ con sống cuộc sống không xa lìa nhau. Nếu chúng sinh lòng nhớ Phật và niệm Phật thì hiện tiền hoặc sắp tới nhất định sẽ thấy được Phật

Người có thượng căn khí: tâm tại Phật, bất cứ vận hạn nào thường được che chở tất cả ác niệm

Người có trung căn khí: muốn làm ác nhớ đến Phật, ác bất năng thành Người có hạ căn khí: Dù cho theo ác tạo ác nghiệp, tâm thường mềm dẻo, như thân có hương thơm tự nhiên xa lìa hôi thối.

Những người kể trên hãy niệm Phật tu Tịnh Độ. Khi lâm chung A Di Đà Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát cùng Thánh chúng nhất định sẽ đến đón vãng sinh Phật Quốc Tịnh Thổ.

Có người từng hỏi tôi, nếu như quỷ hoá giả làm Phật đến đón thì phải làm sao? Tôi đã đáp như thế này. Hãy niệm Chân Ngôn “Ông. Cổ Lỗ. Liên Sinh Tất Địa. Hồng” (3 lần). Nếu là Phật thật thì ánh sáng sẽ càng thêm sáng lạn. Nếu là ma hóa giả làm Phật, thì ánh sáng sẽ tiêu mờ. A Di Đà Phật thân đến đón, lúc bấy giờ được giải thoát là vì chứng nhập “Báo Thân Phật Thổ”. Y theo kinh điển đã nói hậu kỳ của trung âm thân cũng có Chư Thiên trong sắc thân đến, có Hộ Pháp sắc thân đến. Hậu kỳ trung âm được giải thoát ắt là

Ứng Thân. Cho nên giải thoát chia ra Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân, đây cũng là con đường ba giải thoát.

Một phần của tài liệu Do-Qua-Bien-Sinh-Tu (Trang 27 - 30)