ÁNH SÁNG MẬT GIÁO

Một phần của tài liệu Do-Qua-Bien-Sinh-Tu (Trang 31 - 34)

Căn cứ vào sự quan sát qua thiên nhãn của tôi thì rất nhiều người chết ở trong cõi sắc giới. Lúc này những gì trông thấy với cõi dục giới không tương đồng, đây là so sánh cao về tầng thứ. Tôi phát giác những người chết liên quan đến Tây Phương Cực Lạc đạt kỷ lục, những người này sau khi chết ở trong một cảnh giới ánh sáng hoặc nhìn lên trên trời thấy có ánh sáng. Người tử vong sẽ về Tây Phương Cực Lạc trông thấy rất nhiều ánh quang minh và trong ánh sáng còn thấy cả Thiên Sứ, Thiên Sứ bảo với người vong thời gian chưa đến, trước tiên hãy đi về và chờ. Người vong đã sống trở lại.

Nhân viết về kỷ lục của người tử vong sẽ được về Tây Phương, trong giáo thị của Mật Giáo đối với “ánh quang minh”. Đây là do sắc đắc ngộ, do sắc đắc giải thoát. Trông thấy ánh sáng, thứ nhất là đường Niết Bàn giải thoát, thứ hai là lục đạo luân hồi không giải thoát. Giải thoát đạo nhất định sắc thái rực rỡ xán lạn, còn lục đạo luân hồi đạo thì sắc ám tối.

Thuyết Pháp của Mật Giáo thì ánh sáng của lục đạo luân hồi với ánh sáng của đường giải thoát, sắc thái giữa hai cũng một dạng. Tuy nhiên giải thoát đạo thì rực rỡ xán lạn, còn của lục đạo luân hồi thì mờ ám. Cho nên về phương diện phân biệt màu sắc ánh sáng thì ánh sáng thị hiện của chư Phật Bồ Tát là rực rỡ, là ánh sáng giải thoát mà ánh sáng của lục đạo luân hồi là mờ ám, Mật Giáo nhận thức rằng loại ánh sáng này có độc tính và tội ác. Người vong trông thấy minh quang, kỳ thực là trông thấy tâm tính của chính mình (tâm quang). Do ở tâm quang của người vong (tâm tướng) hiển hiện ra minh quang của Phật Bồ Tát, hoặc là một đạo ánh sáng nào đó của lục đạo luân hồi. Lúc này làm sao để đối phó? Vào lúc này thì sự chỉ dẫn của Thiện Tri Thức thật phi thường trọng yếu, Thiện Tri Thức sẽ chỉ dẫn cho người vong phân biệt ra “minh quang” (ánh sáng). Minh quang của Phật, minh quang của Bồ Tát, minh quang của Chư Tôn, minh quang của A Tu La, minh quang của nhân đạo, minh quang của Ngã Quỷ Đạo, minh quang của Súc Sinh Đạo, minh quang của Địa Ngục Đạo

Ánh sáng của tam đồ đều có độc tính tương đương hoặc sản sinh ra đặc tính tội ác thường phạm của cá nhân tham sân si. Trong lục đạo luân hồi tôi chỉ viết ngũ đạo, cuối cùng ánh sáng của thiên đạo vẫn là trong tâm của người vong xuất phát ra ánh sáng từ bi đây là ánh sáng rực rỡ không kể vào trong loại ánh sáng mờ ám của ngũ đạo.

Tôi đã viết trước đây trong Du Già Luận về sáu loại lập tử tướng chứng nghiệm. Đây là khi một người tử vong, do tướng trạng của người tử vong mà có thể nghiệm biết được người này tương lai sẽ đầu sinh đến nơi nào

Thứ 1, A La Hán và Thánh chúng, sẽ nhập Niết Bàn, tâm người vong, lỗ huyệt ở thiên đỉnh, số ngày nhiệt độ còn ấm

Thứ 2, Nếu người làm mười điều thiện, đỉnh đầu đều ấm, nên sau khi khí tận thì sẽ sinh vào chư thiên Dục Thiên, Sắc Thiên, Vô Sắc Giới Thiên

Thứ 3, nếu như người giữ năm giới, người này sẽ chết trước tiên từ chân lạnh, lạnh đến lỗ rốn mà phía trên lỗ rốn còn ấm, sau khi khí tận tức sẽ sinh vào đường nhân đạo

Thứ 4, Nếu như lạnh từ đỉnh đầu trước tiên, rốn cũng lạnh, dưới lưng còn ấm thì sau khi khí tận tức là phải sinh vào trong đường ngã quỷ (quỷ đói)

Thứ 5, Nếu như từ đỉnh đầu lạnh, lạnh đến đầu gối, dưới đầu gối còn nóng thì sau khi khí tận tức sinh vào trong đường súc sinh.

Thứ 6, Nếu đỉnh đầu lạnh, rốn cũng lạnh, lưng cũng lạnh, đầu gối cũng lạnh, chỉ còn bàn chân hơi ấm ấm tức sinh vào trong đường địa ngục. Nghĩ một cách sâu sắc, tôi thấy được rằng một người học tập về Mật Giáo vì

sao ba căn bản mang tính trọng yếu cần phải lúc nào cũng tâm niệm ghi nhớ, vào thời khắc đó chính là lúc nhờ cậy được vậy.

Bạn bình thuờng cái gì cũng không tin, chỉ tin Tiền, Tiền có thể cứu bạn không? Có tín ngưỡng, lúc nào cũng phải tâm niệm ghi nhớ ba căn bản, Thượng Sư có thể hiện thân, Bản Tôn có thể hiện thân, Hộ Pháp có thể hiện thân, tất cả đều là ánh sáng của vãng sinh. Cho nên:

Nam mô Cổ Lỗ Bối (Guru Bei) (Quy y Căn Bản Thượng Sư) Nam mô Bất Đả Da (Buddha Da) (Quy Y Phật)

Nam mô Đạt Ma Da (Dharma Da) (Quy y Pháp) Nam mô Tăng Già Da (Shanga Da) (Quy y Tăng) Nam mô Bản Tôn Da (Toàn thể hữu duyên Bản Tôn) Nam mô Hộ Pháp Da (Toàn thể hữu tình Hộ Pháp) (Sáu quy y này là quy y của Mật Giáo)

Cảnh giới quy y của Mật Giáo chính là tam quy y của Hiển Giáo thêm vào Thượng Sư, Bản Tôn và Hộ Pháp. Căn Bản Thượng Sư của Chân Phật Tông là Liên Hoa Đồng Tử, cũng là Bản Tôn thứ nhất, Chân Phật Tông có tám Đại Bản Tôn.

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng “một Sư, một Pháp” phi thường trọng yếu, đây cũng có nghĩa là “một Sư, một Pháp, một Bản Tôn”, bởi vì trong Pháp đã có Thượng Sư, Bản Tôn, Hộ Pháp trong đó.

Người có tin, có tu trong ý thức về cảnh giới tất cả do sức tu hành quyết định tất cả nơi đi. Trừ ra một bộ phận do sự trói buộc của nghiệp lực trên sự thực là tự do, vãng sinh nơi nào tuy là nghiệp lực, nhưng lực tu hành và giáo thị của Thiện Tri Thức đều cực kỳ quan trọng. Trong Địa Tạng Bản Nguyện Kinh, “Địa Tạng Bồ Tát” tức Đại Thiện Tri Thức, lúc này người vong nếu như có lực tu hành thêm vào có giáo thị của Đại Thiện Tri Thức thì không còn nghi vấn gì nữa, khuynh hướng của người vong được cùng Thượng Sư đi, cùng Bản Tôn đi, cùng Hộ Pháp đi. Sáu quy y chính là rất dễ dàng hoán khởi khuynh hướng của người vong vậy.

Lực lượng tu xuất là rất tốt rồi đến giáo thị của Đại Thiện Tri Thức cũng giống như: Lễ cầu hồn (Mass Requiem) thấy trong Thiên Chúa Giáo, cầu đảo của Hồi Giáo, Cơ Đốc Giáo, Tăng Lợi Đa Hi Đà La của Ấn Độ Giáo, Khóa Tụng Pháp Sự của Hiển Giáo trong Phật môn (siêu độ), Trung Âm Văn Giáo Đắc Độ của Mật Giáo.

Tôi cho rằng một người hoàn toàn không có tín ngưỡng gì thì hỏng cả, hoàn toàn không nhờ cậy gì được, người này đã coi thường lực cảm ứng. Người vong loại này chẳng những phải chịu ảnh hưởng nghiệp lực của chính mình mà còn phải chịu ảnh hưởng nghiệp lực của những người thân thuộc khác (người chết). Loại người vong này muốn vãng sinh Phật Quốc Tịnh Thổ rất là khó khăn. Người này cố chấp vào ý kiến của riêng mình, căn bản

là không tin. Căn bản tuỳ theo vào nghiệp lực của chính mình chuyển. Người này còn cho rằng Vị Đại Thiện Tri Thức nói quá nhiều và cứ tiến thẳng bước vào hiểm đạo. Sự nhờ cậy của một người không có tín ngưỡng là như thế đó.

Một phần của tài liệu Do-Qua-Bien-Sinh-Tu (Trang 31 - 34)