III. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường
3. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực 1 Lĩnh vực đất đa
3.2. Lĩnh vực môi trƣờng
26
Tính đến nay, tổng số cán bộ, công chức viên chức và lao động hợp đồng của Tổng cục Môi trường hiện nay là 635 người. Trong đó, có 34 Tiến sỹ (chiếm tỷ lệ 5,5 %), 245 Thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 38,5 %), 296 người có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 46,7 %) và 60 người có trình độ dưới đại học (chiếm tỷ lệ 9,3%); về cơ cấu giới tính: nam 382 người, nữ 271 người.
b) Cấp địa phương
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương có khoảng 13.600 người, trong đó: Cấp tỉnh có 1.126 người, trong đó có 135 người có trình độ sau đại học, chiếm khoảng 12%; đại học có 620 người, chiếm khoảng 55%; cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có 372 người, chiếm 33%. Cấp huyện có 1.316 người, trong đó 79 người có trình độ thạc sỹ, chiếm 6%; đại học có 526 người, chiếm 40%; cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có 710 người, chiếm 54%. Cấp xã có 11.148 người, trong đó có: 111 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 1%; đại học có 1.783 người, chiếm 16%, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có 9.253 người, chiếm 83%.
c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực
Có thể nói trong những năm qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về môi trường đã được quan tâm và chú trọng. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ ngày càng tăng và chất lượng ngày càng được nâng lên. Nguồn lực đầu tư và kinh phí đào tạo tuy còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành nhưng phần nào đã hỗ trợ tốt và đầu tư có hiệu quả nâng cao rõ rệt năng lực, trình độ, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức công tác trong ngành môi trường.
Mặc dù đã rất cố gắng song do nguồn lực hạn chế nên các khóa đào tạo được tổ chức còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập rất lớn của cán bộ, công chức viên chức. Còn nhiều lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, nhiều kỹ năng rất cần được tổ chức mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ nhưng do không có kinh phí nên không thể tổ chức được. Bên cạnh đó việc cử đi đào tạo bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng gặp khó khăn do chỉ tiêu cấp hàng năm còn hạn chế trong khi đó cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện đi học thì còn rất nhiều.