III. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường
3. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực 1 Lĩnh vực đất đa
3.7. Lĩnh vực khí tƣợng thủy văn và biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là vấn đề do nhiều Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực biến đổi khí hậu cũng nằm ở các Bộ, ngành, địa phương, các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức xã hội, phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam. Hiện chưa có thống kê chính thức về đội ngũ này tại Việt Nam.
Trong ngành tài nguyên và môi trường, ngoài các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, còn rất nhiều đơn vị có liên quan cùng tham gia như các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường...
a) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu tại Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện
Do đặc thù chuyên ngành, số lượng cán bộ, công chức quản lý về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu ở cấp địa phương hiện có rất ít, phần lớn bộ máy tham mưu, phụ trách về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu đều được ghép chung với các lĩnh vực khác như tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản v.v… Quản lý về biến đổi khí hậu là một công tác hoàn toàn mới trong quản lý nhà
33
nước ở cấp địa phương nên hầu hết các địa phương chưa có cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành và được giao chuyên trách cho công tác này.
Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết các cán bộ có trình độ đại học, còn đối với các Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, số lượng cán bộ có trình độ đại học còn hạn chế. Ở cả hai cấp tỉnh và huyện đều chưa có cán bộ được giao chuyên trách công tác quản lý các vấn đề về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu mà chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.
b) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nguồn nhân lực hiện đang làm công tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu ở cấp Trung ương thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện là các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị, cơ quan trong ngành làm công tác kiêm nhiệm quản lý các vấn đề biến đổi khí hậu thuộc 03 đơn vị sau: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (nay là Tổng cục Khí tượng Thủy văn); Cục Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Nhận định chung trong toàn lĩnh vực là tỷ lệ các cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ còn thấp; tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở xuống cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ trong độ tuổi làm việc tích cực khá cao, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo.
Nguồn nhân lực theo các đơn vị cụ thể như sau:
- Tổng cục Khí tượng Thủy văn hiện có 2927 người trong đó: công chức: 28 người; viên chức: 2899 người. Về trình độ đào tạo: tiến sỹ: 25 người, chiếm 0,85%; thạc sỹ: 227 người, chiếm 7,76%; đại học: 1416 người, chiếm 48,17%; cao đẳng, trung học, sơ cấp, công nhân… 1265 người, chiếm 43,22%.
- Cục Biến đổi khí hậu
Cục Biến đổi khí hậu có tổng số cán bộ là 85 người, trong đó có: 51 công chức, 03 viên chức, 31 hợp đồng lao động tại 02 đơn vị sự nghiệp. Về trình độ đào tạo: có 04 tiến sĩ (4,7%), 49 thạc sĩ (57,6%), 32 đại học (37,6%).
- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động của Viện hiện có 212 người, trong đó: có 105 nữ; 01 GS, 05 PGS, trên ĐH: 74; ĐH: 121; khác: 11.
c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực
- Lĩnh vực khí tượng thủy văn: nguồn nhân lực lĩnh vực khí tượng thủy văn về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên năng lực chuyên sâu về chuyên môn vẫn còn hạn chế. Sự chuyển giao thế hệ còn hẫng hụt, chưa liên tục, ít được quan tâm đúng mức, dẫn đến thiếu hụt cán bộ nguồn, thiếu cán bộ, viên chức có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; sự chênh lệch số lượng, chất lượng đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ... của cán bộ, viên chức giữa trung ương và địa phương khá lớn.
34
- Lĩnh vực biến đổi khí hậu: nguồn nhân lực lĩnh vực biến đổi khí hậu của Việt Nam tuy đã được củng cố, tăng cường trong thời gian qua nhưng so với nhu cầu thì vẫn còn đang thiếu hụt nghiêm trọng, cụ thể: Thiếu hụt đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu ở một số lĩnh vực, đặc biệt ở cấp địa phương về biến đổi khí hậu và đánh giá hiệu quả các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, lựa chọn ưu tiên; Thiếu hụt đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ về biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực nằm ngoài phạm vi truyền thống của vấn đề khí hậu, bao gồm: thương mại và biến đổi khí hậu; ngoại giao, đàm phán về biến đổi khí hậu; an ninh, y tế, di dân, tái định cư trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Thiếu hụt cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước ở các cấpcó đủ năng lực để thực hiện các yêu cầu giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo yêu cầu và quy định của quốc tế.