Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Du thao De an tang cuong nang luc - 2019 - V7 (Trang 36 - 38)

III. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường

4. Đánh giá chung

So sánh mặt bằng chung về trình độ thì công chức khối quản lý nhà nước có trình độ cao hơn so với viên chức các đơn vị sự nghiệp. Đội ngũ công chức đã bước đầu đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, trong khi đó đội ngũ viên chức cần được tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ sau đại học

37

mới đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, triển khai khoa học kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Về năng lực quản lý, hầu hết các cán bộ quản lý lớn tuổi của ngành được đào tạo cơ bản về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm, nhưng chậm tiếp thu phương pháp quản lý mới cũng như ứng dụng công nghệ mới. Đối với thế hệ cán bộ trẻ của ngành, đa số được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh những phương thức quản lý mới; nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như nắm bắt tình hình thực tế của ngành. Một số cán bộ quản lý của ngành còn lúng túng trong công tác quản lý công việc và quản lý nhân viên trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Việc quản lý những nội dung công việc mới, những con người mới được điều chuyển từ các vị trí, đơn vị khác nhau tiềm ẩn những khó khăn, thách thức trong quản lý văn hoá tổ chức và quản lý nhân viên. Hơn nữa, nhiều cán bộ quản lý hầu như chưa được đào tạo các kỹ năng quản lý nhân viên, quản lý nhóm làm việc. “Tính chuyên môn” của các nhà quản lý ngành rất cao trong khi đó kỹ năng quản lý lại thiếu. Các cán bộ quản lý ngành tài nguyên môi trường phần nhiều trưởng thành từ các cán bộ chuyên môn giỏi, hầu hết chưa được đào tạo về kỹ năng quản lý, kinh tế. Do đó, họ gặp phải nhiều khó khăn trước yêu cầu mới về công tác quản lý mang tính tổng hợp, phải phối kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực.

Tình trạng quá tải trong công việc khiến cho các cán bộ quản lý nhiều khi sa vào giải quyết các công việc sự vụ, chưa dành nhiều thời gian cho các hoạt động mang tính chiến lược cũng như các hoạt động nghiên cứu thực tiễn. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng của các quyết định mà nhà quản lý đưa ra.

Đối với các cán bộ chuyên môn của ngành, phần lớn xuất thân từ cán bộ kỹ thuật; quen làm việc với các vấn đề mang tính kỹ thuật, việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước với họ còn mới mẻ và còn nhiều khó khăn. Tinh thần, thái độ phục vụ và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức chưa cao, kỹ năng giao tiếp chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.

Cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa phù hợp: số cán bộ, công chức được đào tạo về kỹ thuật nhiều hơn số cán bộ công chức được đào tạo về nghiệp vụ quản lý, kinh tế. Số cán bộ, công chức có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công tác không nhiều; tỷ lệ cán bộ trẻ còn thấp.

Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức địa phương không đồng đều. Tỷ lệ cán bộ quản lý ở các lĩnh vực còn mất cân đối, hiện nay đang tập trung nhiều ở lĩnh vực quản lý đất đai, trong khi đó cán bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu.

Lực lượng nhân lực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường còn rất mỏng, nhất là lực lượng thanh tra. Cụ thể số lượng công chức của các cơ quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của ngành còn rất thiếu, theo số liệu năm 2018, có tới 14% số Sở chỉ có từ 4 đến 5 cán bộ thanh tra; bằng 30 - 50% so với một số ngành khác. Trong khi đó, tài nguyên và môi trường là ngành quản lý nhiều lĩnh vực phức tạp, với phạm vi rộng và số lượng đối tượng quản lý

38

rất lớn (chỉ tính riêng một số đối tượng có liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường và tài nguyên nước đã là 280 khu công nghiệp, 620 cụm công nghiệp, 500.000 cơ sở sản xuất, 4.500 làng nghề). Đồng thời, ngoài các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, cán bộ thanh tra còn phải thực hiện các nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (hàng năm phải xử lý 3.000 - 4.000 lượt đơn; trong đó, phải giải quyết 2.000-2.500 vụ việc được giao hoặc thẩm quyền giải quyết) và tham gia vào nhiều đoàn công tác liên ngành khi được yêu cầu.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương hình thành chủ yếu trên cơ sở đội ngũ cán bộ ngành địa chính trước đây. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý đất đai; tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (đối với các địa phương có biển) ngày càng trở nên cấp thiết và cần bố trí một cơ cấu nhân lực phù hợp. Trong khi đó, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức chủ yếu là quản lý đất đai, kinh tế. Đối với các chuyên ngành môi trường, địa chất số lượng cán bộ chiếm tỷ lệ nhỏ. Sự mất cân đối về số lượng, chuyên ngành đào tạo làm ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương. Có sự mất cân đối về trình độ đào tạo của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường giữa các vùng, miền; trong đó, vùng đồng bằng, đô thị có tỷ lệ cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học lớn hơn nhiều so với vùng miền núi, nông thôn, vùng khó khăn, đặc biệt là các vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Du thao De an tang cuong nang luc - 2019 - V7 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)