Lĩnh vực viễn thám

Một phần của tài liệu Du thao De an tang cuong nang luc - 2019 - V7 (Trang 34 - 36)

III. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường

3.8.Lĩnh vực viễn thám

3. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực 1 Lĩnh vực đất đa

3.8.Lĩnh vực viễn thám

a) Cấp Trung ương

Hiện tại tổng số công chức, viên chức, người lao động của Cục Viễn thám quốc gia là 279 người, trong đó có: 31 công chức, 40 viên chức, còn lại là lao động hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và hỗ trợ, phục vụ; có 49 người làm việc tại bộ phận hành chính, 230 người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, với cơ cấu nhân lực như sau:

- Về trình độ đào tạo: có 06 người trình độ tiến sỹ, chiếm 2%; 84 người trình độ thạc sỹ chiếm 30%, 158 người trình độ đại học, cao đẳng, chiếm 57 %; 31 người trình độ trung cấp và các trình độ đào tạo khác, chiếm 11%.

- Về độ tuổi: có 20 người trên 50 tuổi, chiếm 7%; 56 người từ 40 đến 50 tuổi, chiếm 20%; 175 người từ 30 đến 40 tuổi, chiếm 63%; 28 người dưới 30 tuổi, chiếm 10%.

- Về giới: có 175 nữ, chiếm 63%; 104 nam, chiếm 37%; trong đó bộ phận hành chính có 32 nữ chiếm 65%, 17 nam, chiếm 35%.

Cục Viễn thám quốc gia xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, có ý thức tổ chức kỷ luật và nếp sống văn hóa theo đúng quy định. Nâng cao năng lực của cán bộ, viên chức phù hợp với các mục tiêu phát triển của đơn vị.

Trong thời gian qua, Cục đã rà soát hồ sơ công chức, viên chức và người lao động, đánh giá lại hiện trạng trang thiết bị, biên chế, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về viễn thám của Cục, để đề xuất phương hướng, biện pháp củng cố kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức và người lao động hợp lý.

Cục cũng đã triển khai xây dựng Chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về viễn thám cho cán bộ lãnh đạo và quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, một số Bộ, ngành có liên quan và một số địa phương (lân cận Hà Nội) có ứng dụng công nghệ viễn thám nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Cục, đặc biệt là về

35

chuyên môn thuộc lĩnh vực viễn thám nhằm đảm bảo có được một đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất, năng lực, trình độ theo tiêu chuẩn cán bộ để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao về lĩnh vực viễn thám.

Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường có số cán bộ khoa học công nghệ có chuyên môn về viễn thám hiện đang làm việc chiếm tỉ lệ tương đối lớn, với 230 người trong tổng số (chiểm tỉ lệ khoảng 55%);

Số lượng các chuyên gia, cán bộ có chuyên môn về viễn thám làm trong các cơ quan, đơn vị khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường khoảng 30 người (chiếm 11 %), trong đó tập trung chủ yếu là Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ;

Số lượng các cán bộ có chuyên môn viễn thám làm việc trong các Bộ, ngành khác ở Trung ương là không nhiều, chủ yếu tập trung trong các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc Phòng;

b) Cấp địa phương

Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám, cũng như Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ) đã bổ sung thêm nhiều nội dung liên quan đến các công tác viễn thám tại địa phương.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước lĩnh vực viễn thám tại địa phương hiện nay mới chủ yếu được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 50/2014/TT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong Thông tư đã quy định cụ thể các nhóm nhiệm vụ về viễn thám gồm 02 nhóm nhiệm vụ chính là: (1) Chủ trì tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng dữ liệu viễn thám của địa phương; đề xuất việc mua, trao đổi dữ liệu viễn thám trong nước và quốc tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; (2) Quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật, công bố dữ liệu viễn thám và xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám của địa phương để cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, đồng thời quy định cụ thể Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám là một trong các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau khi Nghị định số 03/2019/NĐ-CP và Quyết định số 149/QĐ-TTg được ban hành, hầu hết các UBND tỉnh đều đã ra quyết định cử Sở Tài Nguyên và Môi trường làm mối tổ chức triển khai và quản lý các hoạt động viễn thám tại địa phương theo đúng các quy định tại các văn bản nói trên.

36

Trên cơ sở Thông tư liên tịch số 50/2014/TT-BTNMT-BNV, qua rà soát và tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về viễn thám đã cho thấy hầu hết các địa phương hiện nay còn đang lúng túng trong việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ viễn thám, đặc biệt tại các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, ít được tiếp cận với công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ làm công tác về viễn thám còn ít và mỏng, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực mà họ công tác. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám chưa bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, hầu hết các Phòng chỉ có từ 4 đến 6 cán bộ, trong đó có từ 2 đến 3 cán bộ có chuyên môn về đo đạc và bản đồ, có rất ít Sở Tài nguyên và Môi trường có cán bộ chuyên môn về viễn thám.

Ở cấp địa phương, hầu như có rất ít các cán bộ có trình độ chuyên môn về viễn thám, khoảng 10 người (chiếm 2%).

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

Hầu hết nguồn nhân lực về viễn thám có ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) trình độ B1 trở lên, có thể đọc được các tài liệu tiếng anh trong lĩnh vực viễn thám, nhiều cán bộ thể giao tiếp khá với người nước ngoài. Đa số cán bộ đã tham gia vào các công việc nghiên cứu chuyên môn về viễn thám khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, đề án. Phần lớn cán bộ khoa học và công nghệ về viễn thám đều đã và đang làm nhiệm vụ đúng chuyên môn, phù hợp với chuyên môn sâu được đào tạo; rất ít người chuyển sang công tác ở các vị trí trái với chuyên môn đã được đào tạo. Đối với các cán bộ có trình độ trên đại học, mặc dù làm công tác quản lý, nhưng vẫn rất tích cực tham gia công tác chuyên môn ở đơn vị công tác của mình hoặc tham gia nghiên cứ khoa học, giảng dạy ở các cơ quan khác. Nhìn chung, xét về khía cạnh nhân sự, lĩnh vực viễn thám có một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, có thể phần nào đáp ứng trong công tác nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ viễn thám ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, trong những năm qua, đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vũ trụ và công nghệ tin học, lĩnh vực viễn thám ở nước ta cũng có bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, cán bộ trình độ cao về viễn thám. Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, các chuyên gia đầu ngành còn thấp; một số cán bộ có bề dày kinh nghiệm nghiên cứu đã nghỉ hưu theo chế độ, nguy cơ thiếu hụt cán bộ chuyên môn có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu. Một bộ phận cán bộ khoa học cán bộ chủ chốt còn yếu về trình độ ngoại ngữ dẫn đến khả năng giao tiếp, trao đổi chuyên môn và đàm phán hợp tác trong công tác khoa học và công nghệ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Du thao De an tang cuong nang luc - 2019 - V7 (Trang 34 - 36)