III. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường
3. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực 1 Lĩnh vực đất đa
3.3. Lĩnh vực địa chất khoáng sản
a) Cấp Trung ương
- Tổng cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan lớn nhất và giữ vai trò trọng tâm trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản. Hiện nay, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có 1.936 công chức, viên chức, người lao động hiện đang làm việc; trong đó có 01 PGS, 28 tiến sỹ (1,5%), 235 thạc sỹ (12,1%), 870 trình độ đại học (44,9%), 52 trình độ cao đẳng (2,6%), 750 trình độ dưới cao đẳng (38,7%). Tuổi đời bình quân của cán bộ có trình độ tiến sĩ là 53,08 tuổi; thạc sĩ là 44,52 tuổi; đại học là 42,43 tuổi.
27
- Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: hiện nay, Viện có 205 cán bộ, viên chức và người lao động trên tổng số 239 người làm việc được Bộ giao. Theo trình độ đào tạo: Viện có 17 người trình độ tiến sĩ (01 PGS); thạc sĩ là 81 người và 93 người trình độ đại học; còn lại là lực lượng hỗ trợ phục vụ có trình độ cao đẳng trở xuống.
b) Cấp địa phương
Tổng số nhân lực trong lĩnh vực địa chất khoáng sản tại các địa phương là 4.686 người, trong đó: Tiến sĩ 183 người; Thạc sĩ 386 người; Đại học 2.598 người; Cao đẳng 300 người; Trung cấp và Sơ cấp là 1.275 người.
c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực lĩnh vực địa chất và khoáng sản khá dồi dào. Với trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn hiện có, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản đã cơ bản bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý theo đúng vị trí việc làm, yêu cầu công việc nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn, quản lý bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng cao.
Mặc dù vậy qua những theo dõi, thực trạng của nguồn nhân lực vẫn còn một số tồn tại như về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp và khả năng thích nghi với môi trường nghề nghiệp.
Do đặc thù của ngành, phần lớn các cán bộ công nhân viên của ngành địa chất và khoáng sản trưởng thành từ những công việc thực tế, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp trong ngành được rèn luyện và tích lũy từ công tác thực hiện những dự án điều tra cơ bản mang tính hệ thống của nhà nước như lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản các tỉ lệ, đánh giá những khoáng sản khoáng sản trọng điểm (than Quảng Ninh, Đồng Sin Quyền, Apatit Lài Cai v.v). Cùng với sự giúp đỡ của chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là các chuyên gia Liên Xô, qua lịch sử phát triển lâu dài, ngành địa chất và khoáng sản Việt Nam đã có được một lực lượng cán bộ có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao; luôn tôn trọng nghề nghiệp và thích nghi tốt với môi trường công tác ngay cả khi công tác ở những vùng gian khổ và nguy hiểm nhất. Mặc dù vậy trong những năm gần đây, lực lượng nòng cốt này đang hao hụt dần do vấn đề về tuổi công tác. Một lực lượng lớn các kỹ sư, cử nhân trẻ những người sẽ thay thế trong tương lai còn thiếu kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp và thiếu cơ hội để hoàn thiện và nâng cao hai kỹ năng này. Ngoài ra, thái độ nghề nghiệp của lực lượng này cũng chưa tốt, tỉ lệ các kỹ sư trẻ mới ra trường tham gia công tác địa chất ở các vùng khó khăn thôi việc sau 1 hoặc 2 mùa thực địa còn lớn và phổ biến.
Ở các địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; đa số là thanh tra viên hoặc được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên theo đánh giá chung trong quá trình thanh tra, kiểm tra đều nhận thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ có trình độ, chuyên môn và thực tiễn công việc chưa đáp ứng được yêu cầu.
28