III. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường
3. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực 1 Lĩnh vực đất đa
3.6. Lĩnh vực biển và hải đảo
31
Tính đến nay, thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực biển và hải đảo tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xấp xỉ 718 công chức, viên chức và người lao động (tính đến thời điểm 01/10/2017), cụ thể:
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo của công chức, viên chức: Tiến sỹ: 26 người (04%); Thạc sỹ: 138 người (19%); Trình độ khác: 554 người ( 77%). Về cơ cấu theo ngạch của công chức, viên chức: Chuyên viên cao cấp và tương đương: 19 người (03 %); Chuyên viên chính và tương đương: 121 người (17 %); Còn lại: 578 người (81%).
Về cơ cấu cán bộ theo chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức: Các chuyên ngành tài nguyên nước, thủy lợi, khí tượng thủy văn biển, hải dương học: 93 người, chiếm 13%; Các chuyên ngành mỏ, địa chất, địa vật lý biển: 82 người, chiếm 11%; Chuyên ngành môi trường, sinh thái học: 45 người, chiếm 6%; Chuyên ngành đo đạc bản đồ, viễn thám: 312 người, chiếm 43%; Các chuyên ngành kinh tế: 79 người, chiếm 11%; Các chuyên ngành luật, quản lý hành chính: 33 người, chiếm 5%; Các chuyên ngành ngoại ngữ: 43 người, chiếm 6%; Các chuyên ngành khác: 31 người, chiếm 4%.
b) Cấp địa phương: có khoảng 250 người.
Thực hiện hướng dẫn của Thông tư Liên tịch số 26/TTLT-BNV-BTNMT ngày 05/11/2010 về việc thành lập Chi cục biển và hải đảo, đến nay cả nước đã có 24/28 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển thành lập Chi cục biển và hải đảo.
Về lĩnh vực quản lý biển và hải đảo, tại mỗi Sở Tài nguyên và Môi trường công chức được phân công theo dõi, thực thi trong lĩnh vực này là khoảng từ 03 đến 07 người. Ở cấp huyện và cấp xã hiện nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực biển, đảo (chủ yếu là cán bộ làm công tác thuỷ sản và kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ trong lĩnh vực biển đảo).
Tại bộ phận quản lý tổng hợp các vấn đề về biển, đảo thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh ven biển và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện ven biển, huyện đảo: số lượng cán bộ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực biển nhìn chung rất hiếm, chủ yếu là cán bộ được đào tạo hoặc có kinh nghiệm làm công tác trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, thuỷ sản ...
Tại một số Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh có điều chuyển một số ít cán bộ làm công tác thủy sản sang tăng cường. Số lượng cán bộ làm công tác biển đảo ở địa phương chưa ổn định, tại nhiều nơi phải kiêm nhiệm các lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên môn được đào tạo. Chưa có đơn vị sự nghiệp và viên chức sự nghiệp phục vụ riêng cho công tác quản lý biển đảo ở địa phương. Một số đơn vị sự nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ môi trường, thông tin dữ liệu, điều tra quy hoạch đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn phải đảm nhận luôn các dịch vụ liên quan đến địa bàn biển, hải đảo. Ở địa phương nguồn cán bộ được đào tạo cơ bản về các ngành khoa học liên quan đến biển còn rất ít.
32
Đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu về tài nguyên - môi trường biển của nước ta còn phân tán, thiếu cán bộ có trình độ cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế cận. Phần lớn cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực biển, hải đảo tập trung ở các đơn vị sự nghiệp, trước hết là những đơn vị sự nghiệp được thành lập trước đó, hoạt động trong lĩnh vực biển. Còn trong khối quản lý nhà nước, số công chức được đào tạo có trình độ chuyên môn sâu về biển (ví dụ: hải dương học, kinh tế hàng hải, kinh tế thủy sản, luật biển quốc tế, quy hoạch biển v.v..) có rất ít.
Qua điều tra, khảo sát, tỷ lệ cán bộ tham gia trực tiếp tại các đơn vị sự nghiệp được đào tạo bài bản hoặc đúng chuyên ngành còn thấp. Khả năng đáp ứng về chuyên môn phù hợp chỉ đạt 35% đến 40% số lượng cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp trong khi nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp là rất lớn (hơn 90% số lượng cán bộ được điều tra/phỏng vấn trực tiếp xác định có như cầu lớn về bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên ngành). Trong đào tạo, bồi dưỡng, mới chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực điều tra cơ bản, chưa chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý. Có tình trạng mất cân đối với lực lượng nhân lực điều tra cơ bản, quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển giữa Trung ương và địa phương. Ở các địa phương, nhân lực làm công tác điều tra cơ bản rất ít và hầu hết cán bộ quản lý phải kiêm nhiệm. Thiếu hụt nghiêm trọng một đội ngũ có năng lực, kinh nghiệm về quản lý tài nguyên và môi trường biển phù hợp với đòi hỏi của hướng tiếp cận tổng hợp. Số lượng cán bộ trình độ cao, có năng lực quản lý tốt, nắm rõ việc vận dụng nguyên tắc quản lý tổng hợp trong tổ chức triển khai công tác còn rất ít.