Tổng quan nghiên cứu nước ngồi

Một phần của tài liệu 012 ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu đề tài

1.4.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngồi

Trong những năm 70, các tác giả Rozeff (1974) và Auerbach (1976) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của CSTT tới TTCK mà trong đĩ chủ yếu xem xét các tác động của cung tiền tới giá cổ phiếu trên TTCK tại Mỹ. Tiếp nối các nghiên cứu đĩ, các

nhà kinh tế học khác cũng tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của CSTT tới TTCK theo nhiều hướng khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hướng tiếp cận được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất là xác định phản ứng của các chỉ số giá cổ phiếu trên TTCK trước những điều hành thay đổi cung tiền và lãi suất. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến là phương pháp nghiên cứu theo sự kiện với nguồn dữ liệu được thu thập theo tần suất cao (theo ngày hoặc tuần) để dễ dàng đo lường ảnh hưởng tức thời của các biến đổi từ CSTT đến giá cổ phiếu trên TTCK.

Bài nghiên cứu của Sims (1991) là một trong những nghiên cứu tiên phong sử dụng mơ hình hồi quy vector (VAR) để xác định mối quan hệ giữa CSTT và TTCK. Tương tự, Thorbecke (1997) cũng đã ứng dụng mơ hình VAR nhằm xử lý dữ liệu theo tháng từ tháng 01/1967 đến 12/1990 để xem xét ảnh hưởng lãi suất cấp vốn liên bang tới tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trên TTCK tại Mỹ. Tiếp tục phát triển nghiên cứu theo Thorbecke (1997), các nghiên cứu của Lastrapes (1998), Kontonikas và cộng sự (2008), Li và cộng sự (2010) xem xét mối quan hệ này tại các TTCK khác như Đức, Anh và Canada. Bên cạnh đĩ, hướng nghiên cứu này cịn được phát triển và thực hiện rộng rãi ở các TTCK nổi tiếng như nghiên cứu của Tang và các cộng sự (2013) tại TTCK Trung Quốc, Ndugu và Abenwe (2012) tại Nigeria, Yoshino và các cộng sự (2014) tại các nước thuộc khu vực Đơng Nam Á. Mặc dù mức độ ảnh hưởng cịn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của dữ liệu thu thập ở các nước nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho ra kết quả chứng minh rằng các cú sốc từ CSTT đều tác động tức thì tới tỷ suất sinh lời hoặc giá cổ phiếu: thực hiện CSTT thắt chặt cĩ ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số giá cổ phiếu và ngược lại.

Bên cạnh đĩ, nhiều nghiên cứu thực hiện kỹ lưỡng về đánh giá ảnh hưởng của CSTT tới độ biến động tỷ suất sinh lời và giá cổ phiếu trên TTCK. Tiên phong cho hướng nghiên cứu này là bài nghiên cứu của Schwert (1989) viết về mối quan hệ và ảnh hưởng giữa biến động tỷ suất sinh lời tại TTCK với các yếu tố vĩ mơ bao gồm tỷ lệ lạm phát, lợi nhuận trái phiếu, chỉ số sản xuất cơng nghiệp và tăng trưởng cung tiền. Dữ liệu trong bài nghiên cứu này được phân tích dựa trên mơ hình phương sai thay đổi cĩ điều kiện (ARCH và GARCH). Theo nghiên cứu của Nousheen Zafar cùng cộng sự

(2008), nghiên cứu đã phát hiện lợi nhuận thị trường và sự thay đổi của lãi suất cĩ quan hệ mật thiết với nhau qua phương pháp phân tích số liệu qua mơ hình GARCH tại TTCK Karachi trong giai đoạn 01/2002 đến 06/2006. Cùng sử dụng mơ hình GARCH, Jamali (2009) đã nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc CSTT tới tỷ suất sinh lời của cổ phiếu tại TTCK Mỹ. Hơn thế nữa, qua nghiên cứu của Jamili (2009), kết quả cịn xác định được kênh dẫn truyền mà những quyết định đầu tư của FED ảnh hưởng tới độ dao động của TTCK. Trong giai đoạn 1992 đến 2000 tại TTCK Malaysia, bằng cách sử dụng mơ hình VAR kết hợp với GARCH cho thấy sự thay đổi của lãi suất thuộc CSTT cĩ tác động đến sự dao động tỷ suất sinh lời của cổ phiếu.

Một phần của tài liệu 012 ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w