Học viên: Ngô Quang Tuấn
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản từ một nước bại trận đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thếgiới. Trong những năm gần đây, quốc gia này đã và đang tìm cách đểnâng cao vị thế cũng như ảnh hưởng của mình trong khu vực mộtcáchtoàn diện hơn tuy nhiên mong muốnnàycủa Nhật Bản cũng vấp phải những thử thách không nhỏ trong bối cảnh quốc tế và khu vực đã có nhiều thay đổi trong đó phải kể tới đó là những chuyển biến ngày càng phức tạp trong khu vực, sự điều chỉnh trong chínhsách đối ngoạicủa một số cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga… Hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới bắt nguồn từ Mỹ đã và đang tác độngmạnhmẽ đến nền kinh tếNhật Bảncũnglàmột thử thách khôngnhỏ đối với đất nước Đông Á này.
Để tìm hiểuchính sách đốingoạicủa NhậtBản trong giai đoạnkhó khăn hiện nay cũng như xem xét và so sánh chính sách đối ngoại dưới thời hai Thủ tướng là đại điện của hai Đảngnày, luận văn tập trung nghiên cứu vàphântích nội dung chính sách đối ngoại của chính quyền các Thủ tướng Taro Aso và Yukio Hatoyama nhằm tìm ra những ưu tiên trong chính sách của hai Thủ tướng để có thể thấy được những điểm tương đồng, khác biệtvàtừ đó xem xét chính sách đối ngoại cốt lõi của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay. Với mục tiêu này, đề tài đi sâu tìm hiểu cơ sở hoạch định chính sách, nội dung và việc triển khai các chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong từng thời kỳ. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu những chính sách đó, áp dụng vào trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản để nghiên cứu những biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ Việt – Nhật trong tương lai.