Tài: Vai trò của Mỹ trong việc phòng chống thảm họa thiên nhiên ở khu vực châu Á Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 35 - 36)

khu vực châu Á- Thái Bình Dương

Học viên: Hoàng Như Ngọc

Thảm họa thiên nhiên là chủ để rất mới và ngày càng được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn do mức độ ảnh hưởng rộng, sức tàn phá lớn và diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề gây tác động đến mọi mặt của đời sống con người cũng như trong quan hệ quốc tế. Thảm họa thiên nhiên không chỉ đơn thuần là động đất, sóng thần, lũ lụt, lở đất, mưa bão, hạn hán… mà còn gây ra hàng loạt những vấn đề an ninh phi truyền thống như đói nghèo, dịch bệnh, di cư quốc tế, bất ổn chính trị.

Trước tình hình đó, với vai trò là nước lớn, với suy nghĩ về vị thế lãnh đạo thế giới và tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự, Mỹ tự cho mình có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế trong việc phòng chống thảm họa thiên nhiên nói chung và tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung. Mỹ cóhoạch định đường lối rõ ràng, có các cơ sở để triển khai và có khả năng tiến hành những hoạt động đồng phòng chống thiên tai.

Trong quan hệ với Việt Nam, Mỹ hỗ trợ nhiều trong công tác phòng chống thiên tai và các hoạt động liên quan. Việt Nam là quốc gia gặp nhiều thiên tai. Kinh phí cần phải bỏ ra để khắc phục thiên tai hằng năm rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, nếu có thể phòng chống thảm họa thiên nhiên tốt sẽ giúp giảm thiệt hại về con người, tinh thần và vật chất; đồng thời sẽ tránh được các vấn đề do hậu quả của thiên tai gây ra. Từ đó, Việt Nam tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ trong phòng chống thảm họa thiên nhiên, tuy nhiên còn hạn chế do yếu tố lịch sử, chế độ chính trị… Hợp tác Mỹ- Việt trong phòng chống thiên tai hiện nay chủ yếu là hợp tác một chiều, Việt Nam nhận hỗ trợ từ Mỹ. Trong tương lai, mối quan hệ này hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa và đạt hiệu quả hợp tác tối đa, toàn diện.

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 35 - 36)