động đối với Việt Nam
Học viên: Phạm Ngọc Thanh
Sau 30 năm cải cách, mở cửa, vị thế và vai trò của Trung Quốc không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, từ kinh tế đến chính trị, quân sự. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền của Trung Quốc ngày càng lớn, đặc biệt là giữa miền Đông và miền Tây, đặt nước này trước nguy cơ bất ổn về chính trị, xã hội. Điều đó, đặt ra nhu cầu bức thiết đối với ban lãnh đạo Trung Quốc, theo đó phải có một chiến lược thúc đẩy phát triển khu vực miền Tây giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại lạc hâu kém phát triển, từ đó từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với miền Đông, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân khu vực này. Cuối năm 1999, đầu năm 2000, Trung Quốc chính thức phát động Chiến lược “Đại khai phát miền Tây”, được thực hiện trong ba giai đoạn, kéo dài tới năm 2050.
Việt Nam là nước láng giềng, có mối quan hệ lịch sử gắn bó lâu đời với Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về chính trị, xã hội. Việc Trung Quốc thực hiện Chiến lược “Đại khai phát miền Tây” vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Việt Nam có thể tận dụng thị trường trung quốc rộng lớn nhiều tiềm năng với hơn 1,3 tỷ người.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã trình bày quá trình hình thành, nội dung, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà Trung Quốc gặp phải trong quá trình thực hiện Chiến lược “Đại khai phát miền Tây”. Bên cạnh đó, tác giả phân tích những thuận lợi, khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong quá trình Trung Quốc thực hiện chiến lược này, từ đó đề xuất một số giải pháp trên nhiều phương diện từ kinh tế đến chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế những khó khăn mà Chiến lược “Đại khai phát miền Tây” đem lại.