Tài: Yếu tố Tôn giáo trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Hồi giáo

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 45 - 46)

Học viên: Ngô Sỹ Thanh

Với vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị xã hội và quan hệ quốc tế, tôn giáo được các giới học giả đặc biệt nghiên cứu để xác định vai trò, sự ảnh hưởng của nó đối với quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt là trong mối quan hệ thường xảy ra những mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa Mỹ và các nước Hồi giáo.Sự đối kháng trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Hồi giáo qua yếu tố tôn giáo, đó là sự đối kháng của hai nền văn minh khác nhau với hai niềm tin tôn giáo khác nhau mà theo đó xuất hiện tính phức tạp trong đối kháng đó, xu hướng bài Mỹ của các nước Hồi giáo và việc can thiệp của Mỹ vào các vấn đề của khu vực các nước Hồi giáo.

Để đi đến lý luận về chính sách tôn giáo của hai chủ thể với nhau, tác giả nêu lên quan điểm về tôn giáo trong quan hệ đối ngoại của Mỹ với các nước Hồi giáo và của các nước Hồi giáo đối với Mỹ qua đó thấy được quan hệ giữa Mỹ và các nước Hồigiáo hiện nay như thế nào. Chính sách tôn giáo của Mỹ đối với các nước Hồi giáo là việc Mỹ sử dụng công cụ tôn giáo gắn với các hệ giá trị Mỹ như thúc đẩy vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, và các mục tiêu khác về chính trị, chiến lược, kinnh tế, an ninh… thông qua đó can thiệp trực tiếp vào nội bộ các nước Hồi giáo. Tôn giáo vừa là mục tiêu vừa là công cụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Hồi giáo.

Vấn đề đặt ra là những xu hướng diễn biến của mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ và Hồi giáo sẽ phát triển đến đâu và muốn chấm dứt tình trạng trên người ta cần phải tìmđến những nguyên nhân của tình trạng này.

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 45 - 46)