Tài: Cơ chế hợp tác quốc phòng – an ninh của Asean

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 26 - 27)

Học viên: Phạm Tân Phong

Tình hình thế giới hiện đang diễn biến khá phức tạp, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo và những thách thức an ninh mới đang ngày càng phát triển, đe dọa trực tiếp đời sống an ninh của không chỉ một quốc gia, một khu vực. Theo đó, hợp tác quốc phòng - an ninh đã vàđang trở thành nhu cầu tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và của ASEAN nói riêng. Với Việt Nam, là quốc gia thành viên của ASEAN, việc nghiên cứu, nắm vững và tham gia có hiệu quả vào các cơ chế hợp tác quốc phòng – an ninh của ASEAN có ý nghĩavô cùng quan trọng và thiết thực. Đây được xem là cơ sở để chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động hợp tác trong nội khối cũng như với các đối tác bên ngoài.

Đề tài được chia làm ba chương, cụ thể: Chương 1: Các nhân tố tác động đến hợp tác quốc phòng - an ninh của ASEAN; Chương 2: Các cơ chế hợp tác quốc phòng - an ninh của ASEAN; cơ sở pháp lý, thành tựu và hạn chế; Chương 3: Xu hướng hợp tác quốc phòng - an ninh của ASEAN và đóng góp của Việt Nam.

Trong chương 1, tác giả tập trung phân tích những nhân tố chính thúc đẩy hợp tác quốc phòng– an ninh của ASEAN. Chương 2 nêu và phân tích các văn bản được xác định là cơ sở pháp lý hình thành cơ chế hợp tác quốc phòng– an ninh của ASEAN, từ đó tổng hợp, phân tích nội dung cùng những thành tựu và hạn chế của các cơ chế hợp tác quốc phòng– an ninh của Hiệp hội. Thông qua phân tích các thành tựu và hạn chế trong Chương 2, trong Chương 3, tác giả đưa ra một số nhận định về xu hướng hơp tác quốc phòng – an ninh của ASEAN thời gian tới, đồng thời phân tích những đóng góp của Việt Nam trong quá trình xây dựng và triển khai các cơ chế hợp tác quốc phòng – an ninh của Hiệp hội, qua đó đề xuất phương hướng hợp tác quốc phòng– an ninh tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 26 - 27)