quan hệ Việt Nam– Nhật Bản
Học viên: Ryusaki Ai
Quan hệ Việt Nam– Nhật Bản ngày càng phát triển là phù hợp với xu thế của thời đại và lợi ích của cả hai bên. Việt Nam giành được nhiều thành công trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới. Nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần cộng đồng quốc tế trợ giúp về vốn, kiến thức và công nghệ kỹ thuật. Đối với Nhật Bản, Việt Nam trở thành đối tác quan trọng nhờ điều kiện thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hộiổn định, vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực. Việt Nam giành được nhiều kết quả trong việc xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế trong việc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản. Hai nước còn cố gắng vượt qua những khó khăn trong việc Việt Nam thu hút, sử dụng và quản lý ODA trong khuôn khổ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. Đối với Nhật Bản, ViệtNam là nước tiên phong thử nghiệm các chương trình nâng cao hiệu quả và tính chiến lược nhằm cải thiện chính sách ODA và thực hiện cải cách ODA để phù hợp với lợi ích quốc gia của Nhật Bản. Nhật Bản, cùng với Việt Nam, tạo ra các cơ cấu để cải thiện toàn diện ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Đây là thách thức mới đối với hai nước, thậm chí liên quan đến những việc nội bộ của Việt Nam. Việc này đạt được dựa trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau được xây dựng thông qua quá trình lịch sử lâu dài với tầm nhìn chung về phát triển được xây dựng thông qua quá trình thực hiện ODA của hai nước. Một điểm đáng chú ý là những biện pháp để giải quyết các vấn đề và thách thức trong quan hệ viện trợ ODA giúp quan hệ song phương mở rộng ra và đi vào chiều sâu trên mọi lĩnh vực, dẫn tới việc Việt Nam và Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược với nhau.
Tuy vậy, vì mối quan hệ viện trợ phát triển của hai nước càng ngày trở nên quan trọng, nên một số rủi ro trong quan hệ ODA có thể làm phương hại mối quan hệ song phương toàn diện và tốt đẹp. Hai nước cần thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro trong quá trình thực hiện ODA.