Học viên: Nguyễn Đỗ Ngân Giang
Trong bối cảnh khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự hiện diện của tất cả các nước trên thế giới, đặc điểm về hợp tác và cạnh tranh giữa các nước lớn ở tầm toàn cầu cũng được thể hiện trong khu vực, vai trò ASEAN ngày càng được tăng cường. ASEAN đã trở thành nhân tố thúc đẩy hợp tác khu vực. Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), ASEAN + 3, ASEAN +1, và Cộng đồng Đông Á (EAS) là những cơ chế hợp tác – dù còn hạn chế - được cho là không thể thay thế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước ASEAN tập trung vào các thách thức an ninh giữa các nước thành viên nhằm giúp các nước đối phó với các thách thức an ninh khu vực, các nước thành viên đều cố gắng kiềm chế và xử lý ổn thỏa những bất đồng, tranh chấp để không dẫn đến xung đột leo thang, tạo điều kiện xây dựng một môi trường khu vực hòa bìnhổn định thuận lợi cho hợp tác phát triển.
Luận văn trình bày khái quát một số vấn đề lý luận về Cơ chế/ thể chế hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác an ninh nói riêng, áp dụng trong trường hợp ASEAN sẽ tác động thế nào tới khả năng và chiều hướng phát triển của các cơ chế hợp tác ở khu vực này; cấu trúc an ninh khu vực thời kỳ Chiến tranh Lạnh có ảnh hưởng thế nào tới việc hợp tác an ninh các quốc gia ASEAN và những biến chuyển trong cấu trúc an ninh Đông Nam Á sau Chiến tranh Lạnh. Thông qua việc giới thiệu những cơ chế chính trị an ninh hiện có của ASEAN như: ZOPFAN, SEANWFZ, ASC, ADMM, AMMTC, ASEAN – ISIS, ASEAN + 3, ASEAN + 1… luận văn đưa ra một số nhận xét sơ bộ về tình hình hợp tác, các thách thức và thuận lợi của các cơ chế này, chúng có tác động thế nào tới triển vọng của các cơ chế này. Dấu ấn Việt Nam trong hợp tác an ninh ASEAN cũng được đề cập, luận văn cũng đã đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc tham gia vào các cơ chế hợp tác này.
52.Đề tài: Chínhsách đốingoạicủa Nhật bản– Từ chính quyền Taro Asođếnchính quyền Hatoyama