Tài: Xây dựng cộng đồng Asean: thực trạng và triển vọng

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 49 - 50)

Học viên: Vũ Nguyễn Thùy Vy

Bước sang thế kỷ XXI, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có những thay đổi to lớn và nhanh chóng. Để kịp thời thích ứng với tình hình mới, ASEAN một lần nữa lại tự điều chỉnh và đổi mới. Hướng đi cho tương lai của Hiệp hội đã được các nước thành viên nhất trí xác định rõ ràng,đó là phải đẩy mạnh liên kết nội khối sâu và toàn diện hơn, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính (chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội) vào năm 2015, dựa trên cơ sở pháp lý chung là Hiến chương ASEAN. Sự kiện này mở ra bước ngoặt mới đối với sự phát triển của ASEAN trong thế kỷ XXI, đưa ASEAN từ một hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ.

Trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ năm 1995, Việt Nam ngày càng tham gia tích cực, chủ động và đầy đủ vào mọi hoạt động của Hiệp hội. Qua đó, Việt Nam có nhiều đóng góp đối với sự phát triển các lĩnh vực hợp tác chính trị của ASEAN, góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc để ASEAn đi dến quyết định lịch sử là tăng cường liên kết, tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đề tài được thực hiện để giải quyết những vấn đề như sau: 1) Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn của quá trình liên kết ASEAN, nhân tố tác động đến sự hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN;2) Phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN;3) Dự báo triển vọng xây dựng Cộng đồng ASEAN;4) Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN của Việt Nam trên cơ sở phân tích những thành tựu đãđạt được và những hạn chế, khó khăn còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Quan hệ Lào – Trung sau Chiến tranh Lạnh (Trang 49 - 50)