Thực tiễn tòa án Việt Nam áp dụng nguyên tắc có đi có lạ

Một phần của tài liệu PLPTT-1-2-2021 (Trang 27 - 28)

áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có rất nhiều quyết định giải quyết của Tòa án Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc có đi có lại khi xem xét giải quyết. Cụ thể:

Trường hợp Tòa án Việt Nam xem xét áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong phán quyết công nhận và cho thi hành bản án tòa án nước ngoài vì bản án của tòa án nước ngoài đáp ứng các “điều kiện” được công nhận và cho thi hành:

Vụ việc giữa Công ty UMW Equipment &engineering Pte Ltd (Singapore) và Công ty TNHH thương mại kỹ thuật CDK (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam) tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Căn cứ vào phán quyết có hiệu lực đối với vụ kiện số DC 1169/2011/F của Tòa án sơ thẩm Singapore thì CDK có nghĩa vụ trả cho UMW số tiền tổng cộng là 84.718,15USD và 3.300SGD. Mặc dù phán quyết của Tòa án Sin-

gapore đã có hiệu lực, nhưng CDK vẫn không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán như đã nêu. Vì vậy, căn cứ các quy định có liên quan của Việt Nam, UMW yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết dân sự có hiệu lực của Tòa án Singapore.

Trong mục nhận định của Quyết định số 1495/2018/QĐST-KDTM (2018) và Quyết định số 25/2019/ QĐPT-KDTM (2019) thì Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều nhấn mạnh rằng: Giữa Việt Nam và Singapore chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp về công nhận và cho thi hành bản án quyết định của nhau, Việt Nam cũng chưa là thành viên công ước đa phương nào về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh doanh thương mại, mà Singapore là thành viên, nên việc xét đơn yêu cầu của UMW trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và Singpore, là đúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 423 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trường hợp giữa hai quốc gia không cùng chung điều ước quốc tế, nhưng bản án của tòa án Hoa Kỳ, bản án của Tòa án Hàn Quốc không thể công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì lý do vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam, nghĩa là nguyên tắc có đi có lại được áp dụng cũng không thể thay đổi được vì Tòa án Việt Nam đang xem xét đến “điều kiện” công nhận hay không công nhận.

Vụ việc giữa Huỳnh Kim P (Hoa Kỳ) và Nguyễn Thanh B đã được Tòa thượng thẩm bang California, quận Fresno, Hoa Kỳ giải quyết tuyên bản án số 11CEFL02110 ngày 23/12/2015. Khi có yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của tòa án Hoa Kỳ, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang căn cứ khoản 4, khoản 8 Điều 439; khoản 1 Điều 440; điểm a Khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để không công nhận và cho thi hành vì lý do: Việt Nam và Hoa Kỳ chưa ký kết điều ước quốc tế hay cùng là thành viên của điều ước quốc tế và cho phép thi hành trên lãnh thổ

nước mình bản án, quyết định đó (Lê Thị Nam Giang, 2016).

Trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì cần tuân thủ một số nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc có đi có lại là một nguyên tắc pháp lý quan trọng thể hiện sự thân thiện giữa các quốc gia, thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo Ar- thur Lenhoff (1956), ‘về mặt lịch sử, vai trò của nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài là một sáng tạo hiện đại’.

Theo nghĩa hiểu thông thường thì thuật ngữ “có đi có lại” có nghĩa là đối xử tốt lại với người đã đối xử tốt với mình. Theo Ralf Michaels (2009), nguyên tắc có đi có lại nghĩa là quốc gia sẽ và nên công nhận các quyết định tư pháp của nước khác chỉ khi và trong chừng mực đó, quyết định của chính họ sẽ được công nhận. Cho nên, chúng ta có thể hiểu, trong công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, nguyên tắc có đi có lại có thể được hiểu là Tòa án nước ngoài đã từng công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam cũng sẽ tiến hành công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Cũng có thể hiểu rằng, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được yêu cầu chỉ công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của cơ quan quốc gia nước ngoài nếu nhận được sự bảo đảm chắc chắn rằng trong trường hợp tương lai cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nước ngoài cũng sẽ đảm bảo chắc chắn thực hiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của quốc gia đó theo yêu cầu.

Xét về bản chất thì nội hàm nguyên tắc có đi có lại mang bản chất chính trị. Việc thực hiện nguyên tắc trong công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các

quốc gia.

Chính bản chất chính trị này làm lệch hướng công bằng đối với vấn đề công nhận. Bởi vì nó đối xử phân biệt giữa các bản án của các nước khác nhau và nhiều khi không quan tâm đến lợi ích của đương sự. Một hạn chế nữa của nguyên tắc có đi có lại là sự trì hoãn và gây tốn kém cho đương sự và nhà nước vì nếu một bản án không được công nhận, đương sự buộc phải bắt đầu vụ việc lại ở Toà án của nước được yêu cầu công nhận (Dư Ngọc Bích, 2004).

Đặc biệt nguyên tắc có đi có lại khi được các quốc gia quy định như là một điều kiện cần thiết thì sẽ loại bỏ hoàn toàn quyền lợi của đương sự. Mặt khác cũng có một số quốc gia như pháp luật của Cộng hòa liên bang Đức, Vương quốc Anh hay Italia đều không có quy định về nguyên tắc có đi có lại là cần thiết trong xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Những quốc gia này quan tâm đến điều kiện để bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận hoặc không công nhận ví dụ có vi phạm trật tự công của quốc gia này hay không, nếu không thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia này sẽ công nhận và cho thi hành.

Nguyên tắc có đi có lại trong công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được thể hiện trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong văn bản này chỉ quy định một cách chung chung duy nhất về việc áp dụng nguyên tắc là trong trường hợp: ‘Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc

có đi có lại’ (điểm b Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Nghĩa là, nguyên tắc có đi có lại được áp dụng trong trường hợp giữa Việt Nam và quốc gia có đương sự yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án quốc gia đó chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế. Quy định này đã đưa ra một giải pháp mang tính khắc phục, giải pháp cho thực tiễn. Và nguyên tắc này về bản chất đã:

[M]ở rộng phạm vi các trường hợp công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, bảo vệ hiệu quả hơn trên thực tế lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế. Nguyên tắc có đi có lại còn là cơ sở để Việt Nam bảo vệ các lợi ích công cộng của mình trong trường hợp có quốc gia nước ngoài từ chối công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam với lý do giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề này (Bành Quốc Tuấn, 2017).

Tuy nhiên cũng từ quy định này đòi hỏi cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thức áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Chẳng hạn, đây là quy định mang tính hình thức hay sẽ là điều kiện cần thiết để xem xét nếu cho rằng quốc gia nước ngoài chưa từng công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc này, để từ đó Tòa án Việt Nam cũng sẽ làm như vậy? Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong những trường hợp cụ thể nào? Trường hợp nào Tòa án Việt Nam từ chối thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại? Tòa án Việt Nam có được trả lại đơn khi Tòa án nước ngoài chưa từng công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam? Hay Tòa án vẫn nhận đơn và xem xét tiếp rằng đã có bản án, quyết định dân sự nào của Việt Nam đã bị Tòa án nước ngoài đó không công nhận theo nguyên tắc này không? Hoặc Tòa án Việt Nam có thể không cần quan tâm đến việc Tòa

của Bộ Ngoại giao nên Toà án đã phải quyết định “Tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự” (Quyết định số 302/QĐ-TĐC-DSST, 2011).

Như vậy, cách giải quyết của mỗi Tòa án là khác nhau về hệ quả. Có tòa thì tiến hành trả lại đơn hoặc đình chỉ khi không có cùng điều ước quốc tế, có tòa thì vẫn có cơ sở để áp dụng nguyên tắc có đi có lại nhưng có tòa thì cho rằng chưa đủ cơ sở để áp dụng. Và khi xem xét việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì đa số tòa án đều xem xét đến điều kiện quy định tại Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cho nên, việc quy định nguyên tắc có đi có lại tại Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cần thiết phải có giải pháp để tạo sự thống nhất trong cách giải quyết của cơ quan tòa án cũng như góp phần bảo vệ quyền lợi của đương sự một cách tốt nhất.

Không chỉ Việt Nam, ở Trung Quốc trong những năm gần đây cơ quan tư pháp cũng đã có sự thay đổi ngoạn mục khi áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Chúng ta có thể tham khảo một trường hợp điển hình đầu tiên của Tòa án Trung Quốc trong việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong công nhận và cho thi hành bản án của tòa án Singapore. Đó là trường hợp, một công ty Thụy Sĩ (Swissco) có tranh chấp về thỏa thuận bán hàng với một công ty có trụ sở tại Nam Kinh (Công ty Nam Kinh). Các bên giải quyết tranh chấp bằng cách ký kết một thỏa thuận giải quyết với điều kiện là tất cả các tranh chấp phải được đệ trình lên Tòa án Cấp cao Singapore. Tuy nhiên, Công ty Nam Kinh đã không tuân thủ thỏa thuận. Swissco nộp đơn khởi kiện đến Tòa án Cấp cao Singapore, dẫn đến phán quyết của Tòa án Cấp cao Singapore vào tháng 10 năm 2015 đối với Công ty Nam Kinh. Swissco sau đó đã nộp đơn lên Tòa án Giang Tô công nhận và cho thi hành phán quyết của Sin- gapore. Tòa án Giang Tô cho rằng tòa án có thể ra lệnh công nhận và thi hành các phán quyết của tòa án nước ngoài nếu đáp ứng ba điều

kiện sau: (i) Không có công ước hoặc hiệp ước áp dụng nào giữa hai quốc gia; (ii) Các tòa án nước ngoài đã công nhận phán quyết của tòa án Trung Quốc; và (iii) Phán quyết cơ bản của nước ngoài không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp CHND Trung Hoa, chủ quyền nhà nước, an ninh hoặc lợi ích công cộng (Cynthia Tang et all, 2017). Quyết định này của Tòa án Trung Quốc đã nêu rõ cách thức của việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài và đối với tư pháp Trung Quốc thì đây đang được xem là quyết định mang tính tích cực như là một bước phát triển đáng hoan nghênh. Và hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc xem xét sự có đi có lại trong Dự thảo giải thích tư pháp liên quan đến việc công nhận và thi hành các phán quyết của nước ngoài, nghĩa là, ngay cả đối với một quốc gia chưa có tiền lệ công nhận phán quyết của Trung Quốc, nếu theo luật của nước đó, khi phán quyết được đưa ra, trong những trường hợp tương tự, phán quyết của Trung Quốc có thể được tòa án nước ngoài công nhận và thi hành, tòa án Trung Quốc có thể công nhận phán quyết của nước ngoài. Trong trường hợp này, để chứng minh mối quan hệ có đi có lại, các tòa án Trung Quốc cần phải có được luật của nước đó và có thể diễn giải chính xác (Guodong Du, 2019).

Một phần của tài liệu PLPTT-1-2-2021 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)