I. một số bất cập liên quan đến căn cứ xác định thời điểm thụ lý
1. Khái quát về tái hòa nhập xã hội cho người lao động di cư
trở về. Từ đó, liên hệ và đưa ra một số gợi mở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của việc tái hòa nhập cho người lao động hồi hương ở Việt Nam.
từ khóa:tái hòa nhập, di cư lao động, người lao động trở về
abtract: The paper studies and analyzes policies and regulations of the Philippines, Indonesia and Korea on supporting for social reintegration of migrant workers. Thereby, it makes reference to Vi- etnam, proposals to improve the legal framework and contribute to better understanding of the role of reintegration for repatriated workers in Vietnam.
Keywords: reintegration, labor migration, repatriated workers
1. Khái quát về tái hòa nhập xã hội cho người lao động di cư xã hội cho người lao động di cư trở về
Quyền của công dân được quay trở về quốc gia xuất xứ là một quyền con người và được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 cũng như được tái khẳng định trong các văn kiện phổ quát về nhân quyền quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người lao động di trú và các
thành viên gia đình họ năm 1990 (ICRMW). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, làn sóng di cư vì các mục đích khác nhau đã trở thành một hiện tượng phổ biến và nằm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Song song đó, việc xây dựng các chính sách và quy định pháp luật nhằm hỗ trợ để người di cư vì mục đích lao động trở về được xem như chiến lược quan trọng để đảo ngược tình trạng “chảy máu chất xám” do tình trạng di cư ra nước ngoài của người lao động có tay nghề.
Sự trở về của người lao động di cư là một phần không thể thiếu trong chu trình di cư tạm thời, bao gồm: khởi hành, làm việc ở nước ngoài và giai đoạn quay trở về nước. Trong đó, giai đoạn cuối cùng của chu trình di cư thường bao gồm nhiều bước mà tái hòa nhập xã hội là một hoạt động không thể thiếu nhằm giúp người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trở về có thể thích ứng với những thay đổi của điều kiện sống và làm việc trong nước.
Đến nay, trong các tài liệu nghiên cứu về vấn đề di cư lao động vẫn chưa có một khái niệm thống nhất rộng rãi trên toàn cầu về “tái hòa nhập” của người lao động di cư trở về mà chỉ là những phát hiện mang tính đơn lẻ. Chẳng hạn, The European University In- stitute trong một phân tích và thực nghiệm về việc trở về và tái hòa
nhập ở các khu vực khác nhau của người lao động di cư từng định nghĩa tái hòa nhập là quá trình mà một người di cư trở về tham gia vào đời sống văn hóa xã hội, kinh tế và chính trị của nước xuất xứ (J P. Cassarino 2014). Không như khái niệm “người di cư trở về” (trong tiếng Anh là return migration) được một số tài liệu định nghĩa là những người trở về nước họ mang quốc tịch sau khi đã là người di cư quốc tế, dù là ngắn hạn hay dài hạn, ở một quốc gia khác và đang có ý định ở lại đất nước của họ ít nhất một năm. Trong một tài liệu khác cho rằng lao động di cư quốc tế trở về là tất cả những cư dân hiện tại của quốc gia trước đây là lao động nhập cư quốc tế ở một quốc gia khác. Thời gian gắn bó với lao động ở nước ngoài tối thiểu để một người được coi là lao động di cư quốc tế trở về tương đối ngắn, chẳng hạn như 6 tháng (UNDESA, Statistics Di- vision 1998). Khái niệm “tái hòa nhập” được xem như một khái niệm đa chiều mang tính định tính. Đồng thời, khái niệm này có thể được quan sát, thực nghiệm ở nhiều cấp độ khác nhau như: cá nhân, gia đình, cộng đồng, kinh tế và xã hội nói chung. Sổ tay về các hoạt động hồi hương và tái hòa nhập của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) đã nêu rằng ‘trạng thái kết thúc của việc tái hòa nhập là sự thụ hưởng toàn diện các quyền chính trị, dân sự,
KiNh NghiệM hỗ Trợ Tái hòA NhậP Xã hội cho NgƯời LAo ĐộNg Di cƯ Trở Về cho NgƯời LAo ĐộNg Di cƯ Trở Về