Một số gợi mở cho Việt Nam

Một phần của tài liệu PLPTT-1-2-2021 (Trang 34 - 35)

I. một số bất cập liên quan đến căn cứ xác định thời điểm thụ lý

3. một số gợi mở cho Việt Nam

Từ những khái quát về quy định

pháp luật và chính sách hỗ trợ tái hòa nhập cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trở về ở Philipines, Indonesia và Hàn Quốc trên đây, có thể rút ra được một số gợi mở về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tổ chức thực hiện tái hòa nhập bền vững, hiệu quả cho người lao động di cư ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, khung pháp lý cho các hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập xã hội của người lao động di cư trở về

Khung pháp lý về hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập ở Philipines và In- donesia khá đa dạng và chặt chẽ, đây là nền tảng quan trọng giúp cho các hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cho người lao động di cư hồi hương được diễn ra thuận lợi và góp phần vào sự phát triển quốc gia. Ở hai nước này, những hỗ trợ để tái hòa nhập được xem xét dưới nhiều nhu cầu tiếp cận khác nhau như: thông tin, việc làm, phát triển kỹ năng, thành lập doanh nghiệp, cải thiện các quan hệ xã hội sau thời gian xa nhà...

Hiện nay, các quy định pháp lý trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 (sau đây gọi tắt là Luật số 72) còn khá đơn giản, rời rạc, chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề việc làm sau khi trở về là chính. Cụ thể, tại Mục 4, Chương III Luật số 72 còn tập trung vào chính sách hỗ trợ việc làm và khuyến khích tạo việc làm khi người lao động nhập cư trở về. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đầu mối chịu trách nhiệm thông báo cho người lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp. Ngoài ra, để tái hòa nhập xã hội thành công, người lao động di cư trở về cần nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn trong vấn đề tâm lý, văn hóa, sức khỏe và kể cả xung đột gia đình sau thời gian cách xa

những thành viên trong gia đình. Để khắc phục điều này và từng bước giúp đỡ người lao động di cư trở về có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung, pháp luật nước ta cần tiếp tục mở rộng các hỗ trợ đối với người lao động di cư trở về, không chỉ tập trung vào vấn đề tìm kiếm việc làm mà cần quan tâm hơn đến cải thiện các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội. Có thể nói, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đã có những thay đổi tích cực so với Luật số 72. Điều này được thể hiện rất rõ qua quy định “khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội” (Điều 61). Việc ghi nhận này cho thấy sự thay đổi và tiến bộ trong tiếp cận những vấn đề khó khăn mà người lao động hồi hương có thể gặp phải từ các nhà lập pháp. Tuy nhiên, quy định này cũng chỉ dừng lại ở việc “khuyến khích” các tổ chức, cá nhân tham gia. Thiết nghĩ, để nó thực sự phát huy hiệu quả, Nhà nước và chính quyền địa phương có thể: (i) Xây dựng tài liệu, quy trình hướng dẫn cụ thể về cách thức mà người lao động di cư trở về có thể liên hệ để tiếp cận các dịch vụ tư vấn; (ii) Thông tin rõ ràng những chủ thể đáng tin cậy thực hiện dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội cho người lao động trở về.

Thứ hai, thiết chế điều phối và quản lý nhà nước về tái hòa nhập xã hội cho người lao động di cư hồi hương

Tại Philipines, Trung tâm Tái hòa nhập Quốc gia cho người lao động Philipines ở nước ngoài thuộc Bộ Lao động và Việc làm được xem như một cơ quan giữ vai trò nắm bắt thông tin và thực

hiện các hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cho người lao động di cư Philipines. Việc có một đầu mối giữ vai trò chủ đạo, điều phối các hoạt động cụ thể là vô cùng cần thiết để một mặt thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về lao động di cư, đồng thời có thể duy trì được thông tin hai chiều cần thiết cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài khi họ có nhu cầu cần hỗ trợ.

Việt Nam hiện có hai cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giữ vai trò quan trọng trong quá trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đó là Cục Quản lý lao động ngoài nước và Trung tâm Lao động ngoài nước. Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật; Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có chức năng tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động đi làm việc và tu nghiệp ở nước ngoài theo Hợp đồng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan, đơn vị này lại không có những quy định cụ thể liên quan đến hỗ trợ hòa nhập xã hội cho người lao động di cư trở về. Vì thế, thiết nghĩ trong thời gian tới cần xây dựng một thiết chế mới hoặc bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho người lao động. Cụ thể, một số nhiệm vụ sau đây cần thiết được xem xét: (i) Theo dõi, nắm bắt tình hình, số lượng người lao động trở về để kịp thời có kế hoạch hỗ trợ khi cần thiết; (ii) Phối hợp với cơ quan hữu quan của quốc gia

có người lao động Việt Nam làm việc kịp thời thông báo thời gian hết hạn hợp đồng để họ chủ động làm thủ tục quay về đúng hạn; (iii) Chủ trì hoặc phối hợp với chính quyền địa phương nơi có người lao động di cư trở về có phương thức hỗ trợ đối với từng đối tượng cụ thể, đặc biệt quan tâm đến đối tượng lao động nữ.

Thứ ba, sự tham gia hỗ trợ từ chính quyền địa phương đến trung ương

Sự tham gia từ thôn bản đến chính quyền trung ương, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Chính phủ là một kinh nghiệm cần học hỏi từ quy định pháp luật của In- donesia. Có thể nhận thấy, sự tái hòa nhập của người lao động trở về sau một thời gian dài làm việc ở nước ngoài bắt đầu từ chính các mối quan hệ thân thuộc, gần gũi trong gia đình, sau đó đến cộng đồng làng xã nơi người đó sinh sống. Do đó, chính quyền địa phương và đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở phải là nơi giữ vai trò nền tảng giúp đỡ, hỗ trợ người lao động khi họ có nhu cầu. Đặc biệt, cần lưu ý đến những yếu tố liên quan đến bình đẳng giới, định kiến về giới mà người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài sau khi trở về với gia đình có thể đối mặt (DOLAB, IOM 2012).

Thứ tư, có kế hoạch khai thác kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy của người lao động di cư sau khi về nước

Từ thực tiễn tại Hàn Quốc cho thấy, khâu đào tạo nghề cho người lao động là một trong những đột phá giúp họ có thể sẵn sàng đáp ứng những điều kiện, môi trường việc làm mới sau khi về nước. Đây là một nội dung quan trọng mà Chương trình “Trở về hạnh phúc” của quốc gia này mong muốn đạt được. Do đó, về phía Việt Nam, cần có kế hoạch cũng như định hướng cụ thể để hỗ trợ cho những người lao động hồi hương tham

NGHIÊN cỨU - LÝ LUậN

gia vào chương trình này của Hàn Quốc có thể tìm kiếm được việc làm ngay sau khi họ về nước. Nếu làm tốt công tác này, chúng ta vừa có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo lại lao động, vừa có thể khai thác tốt những kỹ năng và kinh nghiệm mà người lao động đã có được sau thời gian làm việc tại nước ngoài.

Như vậy, các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ tái hòa nhập cho người lao động di cư trở về được quy định khá đa dạng và cụ thể trong chính sách, pháp luật của một số quốc gia châu Á. Các biện pháp hỗ trợ này dù rất phong phú về cách thức thực hiện nhưng

đã tạo nên những thay đổi tích cực cho làn sóng di cư lao động quốc gia, tạo động lực cho người lao động di cư trở về đúng thời hạn hợp đồng và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của quốc gia. Đây được xem là những ví dụ để chúng ta nghiên cứu, học hỏi trong quá trình xây dựng các chính sách, pháp luật nhằm hỗ trợ tái hòa nhập hiệu quả và bền vững cho lao động di cư ở Việt Nam trong thời gian tới./.

4. Kết luận

Trước những thay đổi bất ngờ của tình hình trong nước và thế giới, nhất là diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người lao động di

cư Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật có liên quan đến hỗ trợ hòa nhập xã hội cho người lao động di cư trở về từ các quốc gia châu Á là thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do đó, một số thay đổi về vấn đề này trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 được dự báo sẽ tiếp tục tạo nên những tác động tích cực đối với người lao động hồi hương trong thời gian tới./.

TàI LIệU THAm KHảO

Asian Development Bank institute, organization for Economic cooperation and Development, international Labour organization (2019), Building Partnerships for Effectively Managing Labor Migration: Lessons from Asian countries

ASEAN consensus on the Protection and Promotion of the rights of Migrant Workers, Jakarta, ASEAN Secre- tariat, March 2018

Bachtiar P. P., Prasetyo D. D., ed by Ahrens B. (2017), return Migration and Various reintegration Programs for Low-Skilled Migrant Workers in indonesia, SMEru research report, The SMEru research institute

Battistella g. (2004), “return Migration in the Philippines: issues and Policies”, in: Massey, D.S. and J.E. Taylor (Eds.), international Migration: Prospects and Policies in a global Market, oxford university Press, oxford

cassarino J.P. (ed.) (2014), “glossary”, in reintegration and development, criS Analytical Study (Florence, Euro- pean university institute)

DoLAB, ioM (2012), returning Vietnamese migrant workers: Policy and Practice, hanoi

iLo (2018), guidelines concerning statistics of international labour migration, icLS/20/2018/guidelines, 20th inter- national conference of Labour Statisticians, geneva, 10–19 oct

iLo, Pioneering a system of migration management in Asia - The reoublic of Korea’s Employment Permit System approach to decent work, iLo regional office for Asia and the Pacific, Thailand. Available at: https://www.ilo.org/ wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/documents/publication/wcms_145630.pdf

ioM’s Migration Policy, research and communication Department (2005), World Migration 2005 - costs and Ben- efits of international Migration, ioM World Migration report Series, geneva

uN (2016), New york Declaration for refugees and Migrants, resolution adopted by the general Assembly on 19 September 2016. Available at: https://www.un.org/en/development/desa/population/migration/generalassembly/docs/ globalcompact/A_rES_71_1.pdf

uNDESA, Statistics Division (1998), recommendations on statistics of international migration: revision 1, Statisti- cal Papers Series M, No. 58, rev. 1 (New york, Ny)

uNhcr (2004), handbook for repatriation and reintegration activities (geneva). Available at: https://www.unhcr. org/411786694.pdf

Wickramasekara P. (2019), Effective return and reintegration of migrant workers with special focus on ASEAN Member States, iLo

Một phần của tài liệu PLPTT-1-2-2021 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)