Mục tiêu của quản trị công ty niêm yết

Một phần của tài liệu PLPTT-1-2-2021 (Trang 36 - 38)

I. một số bất cập liên quan đến căn cứ xác định thời điểm thụ lý

2. mục tiêu của quản trị công ty niêm yết

Công ty niêm yết là công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khoán (Lê Minh Toàn 2010). Nói cách khác, công ty niêm yết là các công

ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Công ty niêm yết là chủ thể có hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán và mục đích của công ty niêm yết khi bán chứng khoán là huy động vốn. Chủ thể quyết định số lượng và chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán là công ty niêm yết. Chính vì vậy, vai trò của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có sự ảnh hưởng lớn đến các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng.

Nghiên cứu tác động của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế và tầm ảnh hưởng của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể thấy, công ty niêm yết có vai trò to lớn đối với thị trường tài chính và nền kinh tế, cụ thể:

Công ty niêm yết là chủ thể tạo vốn cho thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung và cả nền kinh tế. Thị trường chứng khoán là nơi điễn ra việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn thông qua việc các chủ thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu (gọi chung là chứng khoán). Chủ thể phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán chủ yếu là các công ty niêm yết. Thông qua việc phát hành chứng khoán, các công ty niêm yết huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thông qua thị trường chứng khoán, các công ty niêm yết có thể làm tăng vốn tự có của mình, giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ từ các ngân hàng thương mại. Với cách huy động bằng việc phát hành chứng khoán của các công ty niêm yết sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có vốn nhàn rỗi có thể gián tiếp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận.

Ngoài ra, nhờ có hoạt động huy động vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành

tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.

Bên cạnh đó, thông qua giá cổ phiếu của các công ty niêm yết, cũng thể hiện được khá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty này, đây cũng là yếu tố giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Với sự biến động không ngừng của giá chứng khoán, đặc biệt là giá của cổ phiếu, nhà đầu tư có thể đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan và khoa học tại bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, đối với các công ty niêm yết, nghĩa vụ công khai thông tin trên thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái bất ổn định của các công ty.

Trình độ phát triển của thị trường chứng khoán, vai trò của công ty niêm yết đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế là một trong những yếu tố chi phối khung pháp lý của quản trị công ty niêm yết. Cụ thể, khi nhà nước ban hành các quy định pháp luật điểu chỉnh về hoạt động quản trị của công ty niêm yết cần phải cân nhắc đến tính đặc thù của thị trường chứng khoán trong từng thời kỳ. Khi thị trường chứng khoán mới ra đời thì điều cần thiết là nhà nước phải có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công ty niêm yết, những hoạt động mà công ty không được phép làm. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đã phát triển, nhà nước chỉ nên đưa ra những quy định cho phép công ty niêm yết được làm những gì mà nhà nước không cấm. Đối với hoạt động quản trị công ty, khi nền kinh tế đang non yếu, nhà nước cần thiết phải đưa ra những quy định cụ thể về trách nhiệm và

quyền hạn của chủ thể quản lý công ty, quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã phát triển, sự hiểu biết của cổ đông về pháp luật đã tăng lên thì cần thiết phải trao quyền cho công ty quyết định một phần nội dung trong hoạt động quản trị công ty thông qua việc quy định trong điều lệ của công ty.

2. mục tiêu của quản trị công ty niêm yết ty niêm yết

Cơ chế kiểm soát quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế và chính sách để giúp “ông chủ” (những người nắm quyền sở hữu) có thể kiểm soát được quyền lực, năng lực và sự nỗ lực của những người quản lý nhằm tránh sự lạm quyền, chây lười hay tư lợi của họ. (Giản Tư Trung 2012)

Một đặc thù của các công ty niêm yết là thực hiện hoạt động huy động vốn bằng hình thức chào bán chứng khoán công khai trên thị trường chứng khoán. Việc chào bán này được thực hiện thông qua các chủ thể môi giới (là các công ty chứng khoán) nên người bán và người mua có thể hoàn toàn không hề biết nhau. Chính đặc thù này đã dẫn đến hệ quả, cổ đông (nhà đầu tư) căn cứ vào các thông tin có được trên thị trường và các phương tiện thông tin đại chúng để quyết định mua chứng khoán (đầu tư vào công ty) mà không hề có mối quen biết nào với những người trong bộ máy điều hành và các chủ sở hữu khác của công ty. Khi những nhà đầu tư (chủ sở hữu công ty) dám đưa tiền của mình cho những người không quen biết để thực hiện hoạt động kinh doanh thì nhất thiết công ty phải được quản trị chuyên nghiệp. Hay nói một cách khác, khi có sự tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu công ty thì phải có cơ chế kiểm soát quản trị công ty. Để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, bảo vệ quyền lợi của người lao động và những người có quyền lợi liên quan đến công ty niêm yết, hoạt động quản trị công ty niêm yết phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

- Đảm bảo quyền lợi của các

cổ đông

Cổ đông là chủ thể đầu tư vào hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết. Để tiến hành hoạt động đầu tư, họ tiến hành mua cổ phiếu được công ty chào bán và cổ phiếu của các cổ đông khác bán lại. Theo các nguyên tắc và tiêu chí quản trị công ty tốt do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đưa ra thì cổ đông có các quyền cơ bản mà mỗi công ty phải cân nhắc, bảo đảm làm sao những quyền này thực sự thực hiện.

Trong thông lệ tốt về quản trị công ty, những quyền này là: Quyền được sở hữu, đăng ký, chuyển nhượng cổ phiếu; Quyền được công ty cung cấp các thông tin phù hợp, đặc biệt là về những giao dịch lớn có ảnh hưởng đến công ty; Quyền được tham gia, bỏ phiếu tại các đại hội cổ đông; Quyền được bầu chọn, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị; Quyền được chia lợi nhuận từ công ty. Những quyền này của các cỏ đông không chỉ được quy định trong văn bản pháp luật, trong văn bản nội bộ công ty mà cần phải đảm bảo có một cơ chế bắt buộc thực hiện trong thực tiễn. Khi các thành viên công ty đáp ứng đầy đủ các điều kiện và mong muốn tham gia kinh doanh thì không một tổ chức, cá nhân nào được cản trở hoặc gây phương hại đến quyền của thành viên công ty.

Cổ đông là chủ sở hữu của công ty, và do đó cổ đông cũng có quyền đối với tài sản của mình đã góp vào. Tuy nhiên, quyền sở hữu của cổ đông đối với tài sản của công ty là quyền sở hữu chung và cổ đông không có quyền thực hiện quyền định đoạt trực tiếp đối với tài sản đã góp vốn mà quyền quyết định đó thuộc về người quản lý công ty. Chính vì vậy, nhà nước phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho cổ đông bằng việc đảm bảo cho cổ đông có thể kiểm soát quyền ra quyết định sử dụng vốn của công ty bằng việc tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời, khi cổ đông đầu tư vào công ty mà không trực tiếp tham gia điều hành thì Hội đồng quản trị chính là cơ quan đại

diện cho quyền lợi của cổ đông để giám sát hoạt động quản lý và kinh doanh của công ty.

Như vậy, để dảm bảo quyền lợi của cổ đông, cơ chế giám sát của Hội đồng quản trị và quyền tối cao của Đại hội cổ đông đối với các vấn đề quan trọng của công ty cần được nhà nước đảm bảo bằng các quy định pháp luật. Trong nội dung quy định của pháp luật đối với Hội đồng quản trị cần đảm bảo việc thực thi trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý cũng như công việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý, miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết. Đối với Đại hội cổ đồng, pháp luật cần phải ghi nhận các quyền của tối cao của Đại hội cổ đông đối với công ty. Ngoài ra, nhà nước cần thiết phải ban hành các quy định xác nhận các quyết định của Đại hội cổ đông có gía trị bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể điều hành, quản lý công ty.

- Đảm bảo sự đối xử bình đẳng với các cổ đông

Quyền tự do kinh doanh, một trong những quyền cơ bản của quyền con người được pháp luật của các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo tinh thần đó, nhà đầu tư có quyền được chủ động khi lựa chọn mô hình kinh doanh hay hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý công ty để đảm bảo rằng việc quản trị công ty đạt hiệu quả cao nhất. (Tống Hoàng Hà 2018, tr. 42)

Công ty niêm yết là tổ chức kinh doanh dựa trên vốn góp của các cổ đông. Nền tảng vốn kinh doanh của các công ty niêm yết là từ các cổ đông. Khi các cổ đông quyết định đầu tư vào công ty thông qua hoạt động mua cổ phiếu, công ty không chỉ phải đảm bảo quyền lợi của cổ đông mà còn phải đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa các cổ đông với nhau. Tất cả các cổ đông của công ty, bao gồm cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài, cổ đông cá nhân và cổ đông tổ chức, cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, cổ đông giữ

NGHIÊN cỨU - LÝ LUậN

chức vụ quản lý trong bộ máy điều hành của công ty và cổ đông không điều hành, phải được đối xử bình đẳng và công bằng.

Theo thông lệ tốt về quản trị công ty và Nguyên tắc quản trị công ty OECD III – cơ chế khung về quản trị công ty phải đảm bảo đối xử bình đẳng với mọi cổ đông, kể cả cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. (P Phan Hoàng Ngọc 2016, tr. 54) Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các cổ đông, thông báo mời họp đại hội cổ đông phải được gửi cho tất cả các cổ đông và tất cả các cổ đông đều được thông tin về thời gian, địa điểm họp, chương trình và tài liệu họp một cách đầy đủ và kịp thời trước ngày tổ chức đại hội. Công ty cần đảm bảo đã công khai cho tất cả các cổ đông về trình tự, thủ tục tham gia và biểu quyết tại đại hội cổ đông. Các thủ tục phải đảm bảo đối xử công bằng với mọi cổ đông, không được gây khó dễ hoặc làm phát sinh chi phí không cần thiết đối với cổ đông. Đối với cổ đông nước ngoài, công ty cần loại bỏ dần các trở ngại đối với cổ đông nước ngoài trong việc tham gia và biểu quyết tại đại hội cổ đông. Thông báo mời họp nên được công bố đồng thời bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Ngoài ra, việc công bố thông tin của công ty đến các cổ đông phải công khai, minh bạch, các kênh phổ biển thông tin phải đảm bảo các cổ đông đều có quyền tiếp cận thông tin như nhau, bao gồm: tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh,…Quy trình và thủ tục tổ chức đại hội đồng cổ đông phải đảm bảo công bằng cho các cổ đông. Cụ thể, tạo điều kiện cho mọi cổ đông nhận thông tin đầy đủ, kịp thời, tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến về các vấn đề quan trọng của công ty; cổ đông được đề cử, bầu chọn thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát; loại bỏ các trở ngại về biểu quyết với nhà đầu tư nước ngoài, các cổ đông thiểu số thông qua việc sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong biểu quyết (đại hội trực tuyến, bỏ phiếu điện tử) …

Như vậy, khi thiết lập khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết, nhà nước phải chú trọng đến việc ban hành các quy định nhằm đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa các cổ đông. Ngoài việc ban hành các quy định ghi nhận nội dung này, nhà nước cần có cơ chế định hướng để các công ty thực thi quy định pháp luật bằng việc cụ thể hóa các quyền của cổ đông, theo đó các quy định về quản trị công ty cần bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền cổ đông, đảm bảo đối xử công bằng với tất cả cổ đông, trong đó bao gồm cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài.

- Đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của công ty

Tính minh bạch được đánh giá là một trong những nguyên tắc hàng đầu trong quản trị công ty. Tăng cường tính minh bạch trong quản trị công ty là mục tiêu của mọi cải cách về pháp luật quản trị công ty. (Phan Thị Thanh Thủy 2018, tr 50) Sở dĩ, tính minh bạch trong quản trị công ty niêm yết phải được đảm bảo vì một trong những đặc thù của công ty niêm yết là chủ sở hữu công ty có thể không tham gia điều hành công ty và những người điều hành công ty có thể không phải là chủ sở hữu công ty. Chính vì đặc thù này mà cần thiết phải có hoạt động quản trị công ty. Quản trị công ty hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của một công ty. (Nguyễn Thế Bính 2016, tr. 44)

Để hoạt động quản trị công ty có hiệu quả, cổ đông cần thiết phải biết được những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động quản lý của công ty. Muốn thực hiện được điều này, việc minh bạch trong hoạt động công bố thông tin của công ty phải được luật hóa. Cụ thể, pháp luật cần thiết phải có các quy định yêu cầu công ty phải công khai các thông tin như tình hình tài chính, nhân sự; các giao dịch hiện tại; các rủi ro tiên liệu trong hoạt động kinh doanh của công ty; những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động; các chính

sách quản trị công ty... Những thông tin này phải được công khai đầy đủ, đảm bảo tính xác thực và tính tiếp cận được của những người có liên quan. Ngoài ra, pháp luật phải quy định cụ thể chủ thể phải thực hiện việc công bố thông tin này, chẳng hạn như trách nhiệm này phải thuộc về ban điều hành, Hội đồng quản trị, cơ quan giám sát nội bộ...

Việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của công ty

Một phần của tài liệu PLPTT-1-2-2021 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)