I. một số bất cập liên quan đến căn cứ xác định thời điểm thụ lý
3. yếu tố lịch sử
Khi tiến hành xây dựng khung pháp lý về quản trị công ty, nhà nước phải căn cứ vào đặc thù của công ty và nền kinh tế trong từng thời kỳ để có quy định phù hợp. “Lý luận về nhà nước và pháp luật đã khẳng định rằng nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của mình”. (Bùi Xuân Hải 2011, tr 159) Trong pháp luật về quản trị công ty cũng vậy, nhà nước ban hành các quy định xác định trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể tham gia quản lý và quản trị công ty theo định
hướng của nhà nước.
Pháp luật về quản trị công ty điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cổ đông, ban điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát tham gia vào hoạt động quản lý và điều hành công ty. Mục tiêu của quản trị công ty là nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả. Chính vì vậy, khi ban hành các quy định về quản trị công ty, nhà nước phải xem xét đến mục tiêu và đặc thù trong cơ cấu công ty của từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
Khái niệm cổ điển về công ty xuất phát từ những luật lệ ra đời vào giữa thế kỷ XIX. Vào thời kỳ này, yếu tố cốt lỗi hình thành nên công ty chính là việc thành lập một pháp nhân tách rời khỏi chủ sở hữu của nó nhưng lại có nhiều quyền hợp pháp về tài sản như một cá nhân (thể nhân) thực thụ bao gồm quyền ký kết hợp đồng, quyền khởi kiện và bị kiện, quyền sở hữu tài sản và thuê mướn công nhân. Sự hình thành của công ty ban đầu xuất phát từ nhu cầu cần có một chủ thể (gọi là pháp nhân) được thành lập trên cơ sở nhu cầu kinh doanh của các chủ thể trong xã hội để thực hiện hoạt động kinh doanh. Chủ thể pháp nhân này là hoàn toàn trừu tượng vì nó không phải là một con người cụ thể. Khái niệm cổ điển về công ty trên đây khá đơn giản nhưng khá thành công vì sau đó chính hoạt động của các công ty đã tạo ra sự tăng trưởng to lớn của công nghiệp, việc làm và của cải trên toàn thế giới. Nhưng không may là mô hình công ty hình thành từ giữa thế kỷ XIX này đến nay chẳng còn mấy liên hệ so với thực tiễn kinh doanh, tuy nhiên, khái niệm công ty ban đầu hiện vẫn là cơ sở cốt lõi của pháp luật hiện thời về công ty. (Bob Tricker 2012, tr 17) Và có thể thấy rằng vào thời kỳ này, khung pháp lý về quản trị công ty chưa có, do mục đích thành lập công ty lúc này đơn thuần là để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và các chủ sở hữu công ty
đều tham gia điều hành hoạt động của công ty.
Một bước phát triển khá quan trọng của công ty có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị công ty và khung pháp lý về quản trị công ty chính là việc tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý. “Một phát triển quan trọng diễn ra vào đầu thế kỷ XX: ở Anh, Mỹ và những quốc gia kinh tế phát triển khác cổ phiếu cua các công ty cổ phần được niêm yết và mua bán trên thị trường chưng khoán. Các cổ đông trở nên nhiều hơn về số lượng và phân tán hơn về mặt địa lý. Theo đó, mối liên hệ giữa cổ đông và việc quản ý điều hành trong các công ty trở nên xa xôi hơn”. (Bob Tricker 2012, tr 28) Khi có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty, tức đa số cổ đông không tham gia quản lý và những người quản lý công ty có thể không phải là cổ đông thì yêu cầu phải có cơ chế để cổ đông thực hiện quyền quản lý điều hành hoạt động công ty là tất yếu. Khi nhu cầu kiểm soát quản trị công ty hình thành và nhu cầu này hoàn toàn chính đáng thì nhà nước phải thiết lập khung pháp lý về quản trị công ty để các tổ chức, cá nhân thực thi.
Theo thời gian, khi trình độ phát triển của công ty ngày càng cao thì pháp luật về quản trị công ty ngày càng phát triển. Lúc đầu, pháp luật về quản trị công ty chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia. Tức là, các quốc gia, căn cứ vào sự phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và sự phát triển của nền kinh tế, trên cơ sở quyền lợi của các cổ đông để ban hành các quy định về quản trị công ty. Mỗi quốc gia đều có quy định riêng về trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể tham gia quản lý điều hành công ty, quyền lợi của các cổ đông ... Tuy nhiên, khi công ty đã có những phát triển vượt bậc về quy mô, lĩnh vực và địa giới hoạt động thì cần thiết phải có những quy định mang tính thống nhất để áp dụng trong các quốc gia. “Vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, vấn đề kiểm soát quản trị có vẻ phát triển rất mạnh
mẽ ở khắp các quốc gia trên thế giới. Các bộ quy tắc hoặc thông lệ tốt nhất về kiểm soát quản trị dành cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã được ban hành ở hầu hết các nước”. (Bob Tricker 2012, tr 39)
Như vậy, quá trình hình thành, phát triển của công ty qua từng thời kỳ là một trong những yếu tố chi phối đến các quy định của pháp luật về quản trị công ty.
4. Yếu tố hội nhập và cấy ghép pháp luật
Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển của hội nhập. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của thế giới cho thấy, một đất nước không thể có nền kinh tế phát tiển vượt bậc nếu không có sự hội nhập. Công ty được tạo ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo sản phẩm cho xã hội và lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hoạt động của các công ty không chỉ dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà có sự vươn tầm ra các nước trên thế giới. Sự hội nhập trong kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho công ty gia tăng lợi nhuận và hoạt động quản trị của mình. Các nước trên thế giới và Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ với việc gia nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp định thương mại khu vực, toàn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách lành mạnh với các công ty nước ngoài cũng như bước ra thị trường quốc tế thì việc một công ty có một hệ thống quản trị công ty tốt là điều rất quan trọng, mang lại nhiều lợi thế.
Thực tế đã chứng minh, một công ty muốn phát triển tốt thì phải có hệ thống quản trị hiệu quả. Trong quản trị công ty, việc thúc đẩy mối quan hệ giữa công ty với cổ đông, nhà đầu tư và các đối tượng liên quan là rất quan trọng, qua đó các bên có thể đánh giá đúng giá trị của doanh nghiệp, giúp tăng sức hấp dẫn, tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, thu hút đầu tư, huy động vốn. Quản trị công ty giúp thu hẹp khoảng cách giữa công ty với cổ đông, nhà đầu
tư, giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Để thực hiện tốt hoạt động quản trị công ty, nhà nước phải ban hành các quy định về quản lý điều hành công ty để các chủ thể tuân thủ thực hiện. Tuy nhiên, trước nhu cầu hội nhập, pháp luật của một nước không thể đứng độc lập để điều chỉnh các quan hệ xã hội đang hội nhập. Do vậy khi ban hành các quy định pháp luật, các nước phải chú trọng đến yếu tố hội nhập và cấy ghép pháp luật để đảm bảo tính phù hợp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính hội nhập.
Về yếu tố hội nhập trong pháp luật về quản trị công ty, năm 1998, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) kiến nghị rằng cần phải phát tiển các hướng dẫn mang tính toàn cầu về kiểm soát quản trị. Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng bộ quy tắc về quản trị công ty. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 457 Bộ quy chế về quản trị công ty đã được xây dựng tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Lê Vũ Nam 2017, tr 54) Bộ quy tắc về quản trị công ty của các nước gần như đồng nhất về nội dung cốt lõi dựa trên các nguyên tắc mà OECD đưa ra bao gồm:
(1) Đảm bảo cơ sở cho quản trị công ty hiệu quả;
(2) Quyền của cổ đông và chức năng sở hữu chính;
(3) Đối xử bình đẳng với các cổ đông;
(4) Vai trò của các bên quyền lợi liên quan;
(5) Công bố thông tin và tính minh bạch;
(6) Trách nhiệm của hội đồng quản trị.
Về yếu tố cấy ghép pháp luật, khi một quốc gia ban hành các quy định để điều chỉnh một lĩnh vực nào đó mà mảng pháp luật này đã được các quốc gia khác quy định khá chi tiết và đầy đủ thì nên có sự học hỏi để kế thừa. Bởi vì, trong quá trình hoàn thiện pháp luật, có lẽ sẽ thông minh và hiệu quả hơn nếu như chúng ta học hỏi những quy định đã được ban hành từ những quốc gia khác để điều chỉnh cùng
một vấn đề, thay vì phải loay hoay “phát minh” ra những quy phạm pháp luật mới trong điều kiện hạn chế cả về nhân lực, vật lực và thời gian .
Trên thực tế, Việt Nam cũng đã có một số quy định về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong một số văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự 2005 (Điều 759), Luật thương mại 2005 (Điều 5), Luật hôn nhận và gia đình (Điều 101),… Theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ Luật dân sự 2015 đã tách Điều 759 của Bộ luật dân sự 2005 thành các Điều 665 (áp dụng Điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài), Điều 666 (áp dụng tập quán quốc tế), Điều 668 (phạm vi pháp luật được dẫn chiếu), Điều 670 (Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài); đồng thời bổ sung thêm Điều 667 (áp dụng pháp luật nước ngoài); Điều 669 (áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật).
Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy
NGHIÊN cỨU - LÝ LUậN
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”
Theo đó nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định như sau: trước hết các bên cần áp dụng Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Luật Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế hoặc luật Việt Nam quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên hoặc các bên có thể lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế nếu hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trường hợp không xác định pháp luật áp dụng trong các trường hợp trên thì áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ đó.
Điều 5, Luật Thương mại 2005
quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế:
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, Luật thương mại 2005 cũng ghi nhận việc áp dụng điều ước quốc tế thay vì áp dụng pháp luật Việt Nam nếu điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viênc có quy định. Ngoài ra, trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận
việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế nếu nội dung các quy định này không trái với pháp luật Việt Nam.
Kết luận: Việc nghiên cứu những yếu tố chi phối quy định của pháp luật về quản trị công ty niêm yết đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết. Muốn điều chỉnh tốt các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản trị công ty niêm yết thì pháp luật phải dựa vào những yếu tố có thể tác động và ảnh hưởng đến hoạt động quản trị công ty niêm yết để ban hành các quy định pháp luật. Những yếu tố như trình độ phát triển của thị trường chứng khoán; mục tiêu của việc quản trị công ty niêm yết; yếu tố lịch sử; yếu tố hội nhập và cấy ghép pháp luật đã được phân tích trong bài viết này là cơ sở, nền tảng để các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng xây dựng và định hình khung pháp lý về quản trị công ty niêm yết.
DANH mỤc TàI LIệU THAm KHảO