hiệu quả áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Qua việc phân tích quy định và thực tiễn áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất: Bỏ quy định nguyên tắc có đi có lại trong quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thay vào đó quy định rằng: Bản án, quyết
định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được xem xét trên cơ sở đáp ứng các điều kiện công nhận và cho thi hành theo quy định của Bộ luật này.
Thứ hai: Nếu không bỏ nguyên tắc này thì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại khi giữa các quốc gia không có chung điều ước quốc tế. Chẳng hạn, văn bản hướng dẫn có thể quy định:
(i) Không áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quy định tại Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như là một điều kiện cần thiết để công nhận hoặc không công nhận;
(ii) Tòa án cũng không được trả lại đơn hay ra quyết định đình chỉ vì lý do chưa đủ điều kiện yêu cầu. Mà tòa án vẫn phải thụ lý đơn và tiến hành xem xét các điều kiện công nhận hoặc không công nhận cụ thể theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;
(iii) Tòa án chỉ áp dụng nguyên tắc có đi có lại để không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi có cơ sở căn cứ cho thấy Tòa án nước ngoài đã không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam dựa trên nguyên tắc này mà không dựa vào các điều kiện theo pháp luật nước ngoài về công nhận và cho thi hành;
(iv) Trong các trường hợp cụ thể, tòa án thụ lý đơn yêu cầu có thể làm văn bản gửi đề nghị Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
Thứ ba, Tòa án nhân dân tối cao thường xuyên mở tọa đàm để thẩm phán được trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kỹ năng giải quyết công nhận và cho thi hành về công nhận bản án giải quyết đối
với bất động sản tọa lạc tại quốc gia thành viên. Bản án của Tòa án Hoa Kỳ đã phân chia bất động sản tại lãnh thổ Việt Nam là không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam bởi bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam (Quyết định số 52/QĐDS-ST, 2017). Quyết định phúc thẩm gần đây nhất vào tháng 6/2020 - Quyết định số 28/2020/QĐKDTM-PT (2020), Tòa án cấp phúc thẩm cũng đã nhận định rằng: Tranh chấp giữa bà Oh và Công ty TNHH S là tra- nh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH P, có trụ sở tại cụm Công nghiệp Lợi Bình Nhơn, thành phố T2, tỉnh L1 (Việt Nam) và Công ty TNHH S có trụ sở chính tại khu công nghiệp Long Thành, xã T, huyện L, tỉnh Đ (Việt Nam). Căn cứ theo quy định pháp luật Việt Nam, tại Điều 469, điểm a khoản 1 Điều 470 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt đối với tranh chấp giữa bà Oh với Công ty TNHH S đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Do đó, người được thi hành là bà Oh yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Bản án phúc thẩm số 2015NA2034435 khiếu nại thanh toán cho việc chuyển nhượng phần vốn góp của Tòa án trung tâm quận Seoul ngày 05/02/2016 không phù hợp với quy định trên. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là có căn cứ.
Vụ việc giữa Công ty DK Ltd (Hàn Quốc) và Jang Chin H tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng vốn. Vụ việc đã được Tòa án tối cao Hàn Quốc giải quyết và tuyên phán quyết vụ việc số 2017 Da213937 ngày 23/8/2017. Sau đó có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, Tòa án sơ thẩm đã ra Quyết định số 02/2018/ QĐKDTM-ST (2018), trong đó căn cứ dựa vào Khoản 1, Khoản 4 Điều 439 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có nhận định kết quả như
sau: Hàn Quốc và Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự trong đó có quy định về vấn đề công nhận bản án của nhau trên lãnh thổ nước kia nên việc công nhận và cho thi hành bản án của Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc có đi có lại theo điểm b khoản 1 điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự. Thực tiễn Hàn Quốc chưa áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam nên Tòa án chưa có cơ sở để áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong trường hợp này. Theo hợp đồng chuyển nhượng vốn, các bên có thỏa thuận nếu không giải quyết tranh chấp theo con đường hòa giải thì sẽ giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Việc chuyển nhượng vốn đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản trả lời khiếu nại khẳng định việc chuyển nhượng vốn giữa hai bên là đúng quy định pháp luật Việt Nam, trường hợp nhà đầu tư có phát sinh tranh chấp thì các bên khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án Việt Nam xem xét áp dụng nguyên tắc có đi có lại để không xét và trả lại đơn hoặc ra Quyết định đình chỉ vì chưa đủ điều kiện:
Trong một diễn biễn về vụ việc giữa Choi Byung C v Hwang Byung L, Tòa án Việt Nam ra Quyết định đình chỉ và lý do được đưa ra là: Việt Nam và Hàn Quốc chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự hoặc cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nên chưa đủ điều kiện khởi kiện (Quyết định số 174/ QĐST-DS, 2018).
Trước đó, đã từng có Quyết định số 572/2012/QĐST (2012) của Tòa án Việt Nam không xét và trả lại đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài vì lý do: Việt Nam và Đặc khu Hồng Kông chưa ký kết gia nhập
điều ước quốc tế về việc công nhận và cho thi hành bản án quyết định của hai bên. Việt Nam và Đặc khu hành chính Hồng Kông chưa có văn bản chính thức về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Tòa án Hồng Kông không áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Do đó chưa đủ điều kiện xét đơn yêu cầu cho thi hành bản án của Tòa án Hồng Kông tại Việt Nam.
Mặt khác, nguyên tắc có đi có lại được Tòa án xem là điều kiện để áp dụng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trong trường hợp người yêu cầu không thuộc các nước mà Việt Nam tham gia ký kết tương trợ tư pháp…Thực tế, nguyên tắc này đã tồn tại trong Bộ luật Tố tụng dân sự trước đây và đã có trường hợp đơn yêu cầu về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài chưa được xem xét ở Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc này. Do đó, khi thụ lý vụ việc, thẩm phán thường có văn bản hỏi cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp chưa rõ (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2017). Trong một trường hợp đã cho thấy công tác phối hợp chưa được tốt giữa Tòa án với các cơ quan khác. Điển hình là liên quan đến đơn yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành bản án số 302/2008 (ngày lưu hồ sơ 17/06/2010) của Đặc khu hành chính Hồng Kông – Tòa sơ thẩm Tòa án tối cao, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Công văn số 1247 ngày 26/05/2011 gửi Bộ Ngoại giao để xác minh về việc Việt Nam và Đặc khu hành chính Hồng Kông có ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định Dân sự của nhau hay không hoặc có áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nhau hay không. Do thời hạn chuẩn bị giải quyết vụ việc đã hết nhưng chưa có kết quả trả lời
NGHIÊN cỨU - LÝ LUậN
tóm tắt. Trải qua quá trình tồn tại, phát triển cùng với từng thời kỳ của đất nước, pháp luật tố tụng dân sự đã có những điều chỉnh theo hướng ngày càng tiến bộ và gắn liền với thực tiễn hơn. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Sau đây gọi là BLTTDS) được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 được xem như là “bước chuyển mình” quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự nước nhà. Xét ở góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan tổ chức, có thể thấy rằng trải qua hơn 05 năm được đưa vào thực tiễn, Bộ luật này đã có những đóng góp quan trọng, đơn cử như: trình tự, thủ tục tố tụng đã theo hướng công khai, đơn giản hóa hơn những quy định cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự đã được đề cao,..
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc thi hành BLTTDS cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc, trong đó phải kể đến các quy định liên quan đến việc xác định thời điểm thụ lý vụ án.
Từ khóa: Thời điểm thụ lý vụ án, Tố tụng dân sự, chứng cứ chứng minh
Summary. Along with the de- velopment of the country through different periods, the civil proce- dure law has been adjusted towards progress and the reality. The 2015 Civil Procedure Code (hereinafter referred to as CPC) passed at the 10th session of the 13th National Assembly, effective from 1 July 2016 is considered an important “turning point” of the country’s civil procedure law. In terms of
protecting the rights and interests of individuals and organizations, it can be seen that after more than five-years implementation, this Code has made important contri- butions for example: procedural procedures have been more trans- parent and simplified, creation of favorable conditions for subjects participating in procedure in exer- cizing their rights and obligations; clearly-defined roles and respon- sibilities of individuals, agencies and organizations in civil proceed- ings. However, in addition to the achievements, the implementa- tion of the CPC still shows vari- ous shortcomings and problems, including provisions related to the determination of the time of case filing.
Key words: case filing, Civil Procedure, evidence, proof