I. một số bất cập liên quan đến căn cứ xác định thời điểm thụ lý
2. một số kiến nghị hoàn thiện quy định về thời điểm thụ lý vụ
quy định về thời điểm thụ lý vụ án
Thứ nhất, kiến nghị điều chỉnh quy định tại Điều 195 BLTTDS 2015 theo hướng xác định thời điểm thụ lý vụ án cũng chính là thời điểm nhận đơn khởi kiện hợp lệ. Đề xuất này dựa trên những cơ sở như sau:
(i) Quan hệ dân sự được hình thành dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng giữa các chủ thể. Do vậy, một khi tranh chấp xảy
ra thì việc giải quyết tranh chấp cũng chính là giải quyết mối quan hệ mang tính chất “tư” của các chủ thể. Harald Koch và Frank Dỉedrich trong bài viết Civil Procedure in Germany (1998) thì “Từ thời La Mã, câu châm ngôn “Hãy cho tôi sự thật rồi tôi – Tòa án sẽ cho anh công lý”. Điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa là các đương sự phải xác minh hay tìm ra sự thật vụ án mà chỉ là chứng tỏ những gì mình phàn nàn hay cáo buộc là có thật (như đã trích trong Ngô Vĩnh Bạch Dương, 2015). Bởi vậy, Ngô Vĩnh Bạch Dương (2015) cho rằng bản chất của hoạt động của đương sự không phải là việc xác định sự thật mà thuyết phục một sự tin cậy của quan tòa đối với các đòi hỏi, cáo buộc của mình bằng các chứng cứ, những lập luận kèm theo. Do đó, pháp luật TTDS quy định đương sự đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự khác thì có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh. Và “để đảm bảo quyền này, đương sự phải có nghĩa vụ chủ động trong việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp. Đây cũng là nguyên lý đặc trưng trong quy định của BLTTDS, khác biệt cơ bản với nghĩa vụ và trách nhiệm chứng minh trong pháp luật tố tụng hình sự” (Nguyễn Thị Thu Sương, Ngô Khánh Tùng, 2020, tr.45). Nhưng để quá trình tố tụng có cơ sở được vận hành thì điều kiện tiên quyết đã đơn khởi kiện phải được thụ lý giải quyết. Trên cơ sở phân tích một số vụ việc trong thực tiễn giải quyết của Tòa án trong khâu tiếp nhận đơn khởi kiện tại phần 1 bài nghiên cứu này. Tác giả cho rằng, một khi mà pháp luật hiện hành còn chưa có những quy định rõ ràng, trong khi mỗi Tòa án lại chưa có bất cứ một sự thống nhất nào trong công tác tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện thì có lẽ cho dù quyền lợi của một hay nhiều bên bị ảnh hưởng nhưng không có những tài liệu chứng cứ để chứng minh cho tính có căn cứ và hợp pháp ngay từ ban đầu – khâu nộp đơn thì
quyền khởi kiện, quyền được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp – một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS hiện hành sẽ không được bảo đảm.
(ii) Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật một số quốc gia áp dụng mô hình TTDS theo hệ thống dân luật như Việt Nam, ta thấy điểm đặc trưng nằm ở việc xác định thời điểm thụ lý vụ án cũng chính là thời điểm tiếp nhận yêu cầu khởi kiện (hình thức bằng đơn khởi kiện hoặc trình bày bằng lời nói). Cụ thể, Điều 53, Điều 57 BLTTDS Pháp quy định:
“Đơn khởi kiện là đơn qua đó người đi kiện chủ động đưa vụ kiện ra Tòa bằng việc đệ trình cho thẩm phán các yêu cầu của mình. Đơn này khởi đầu quá trình tố tụng”.
“Đơn kiện chung là một văn bản chung của các bên trong đó các bên đương sự trình cho thẩm phán các yêu cầu của mỗi bên, những điểm mà các bên còn bất đồng cũng như căn cứ tương ứng của các bên”.
Về nội dung của đơn khởi kiện, khoản 1 Điều 57 quy định phải có các nội dung sau, nếu không sẽ bị bác, cụ thể: (i) ghi rõ thông tin chủ thể khởi kiện; (ii) chỉ rõ Tòa án nơi đưa đơn khởi kiện; và (iii) phải ghi rõ những tài liệu làm căn cứ khởi kiện. Như vậy, tuy không quy định rõ việc thụ lý vụ án bắt đầu từ khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện, nhưng dựa trên các quy định đã phân tích thì có thể thấy rõ ràng rằng khi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu được gửi đến phòng Thư ký của Tòa án thì quá trình tố tụng bắt đầu.
Không chỉ BLTTDS Pháp, Luật TTDS Trung Quốc cũng theo hướng xác định thời điểm bắt đầu quá trình tố tụng chính là thời điểm Tòa án nhận đơn khởi kiện. Cụ thể mục 1 Chương III Luật TTDS Trung Quốc quy định về thủ tục tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm bắt đầu từ khi người yêu cầu nộp đơn. Theo đó, Điều 112 Luật này quy định khi nhận được yêu cầu bằng văn bản hoặc trình bày bằng miệng của trình được bản sao không có công
chứng Hợp đồng số 47 nhưng ông H đã xuất trình được bản chính và bản sao công chứng của các ủy nhiệm chi chứng minh ông H có nộp tiền mua nhà cho TCT Vật tư và các Thông báo của TCT Vật tư về việc đơn phương hủy Hợp đồng số 47 để chứng minh là giữa ông H và công ty Vật tư có giao kết Hợp đồng dân sự về mua bán nhà đất liền kề. Căn cứ vào quy định của BLDS 2004 và các văn bản có liên quan, tác giả cho rằng quan điểm này của tác giả Nguyễn Ngọc Bích là căn cứ.
Từ vụ việc nêu trên, vấn đề được đặt ra là, một khi tài liệu chứng cứ mà Tòa án yêu cầu đương sự phải giao nộp kèm đơn khởi kiện để chứng minh cho tính hợp pháp và có căn cứ đối với các yêu cầu đã đưa ra đang do bên tranh chấp hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác quản lý, đồng thời quá trình tố tụng chưa được được vận hành vì chưa được thụ lý, trách nhiệm hỗ trợ đương sự hay trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ của Tòa án không có cơ sở để vận hành. Nhưng Tòa án lại yêu cầu người khởi kiện phải cung cấp, giao nộp thì mới có cơ sở thụ lý, nếu không thì không đáp ứng đầy đủ điều kiện khởi kiện thì quyền lợi của người bị xâm phạm sẽ như thế nào?
Thứ hai, xuất phát từ tính thiếu đồng bộ trong hoạt động tiếp nhận, trả kết quả giải quyết đơn khởi kiện của Tòa án tại các địa phương, việc tiếp nhận và xử lý đơn ở mỗi Tòa án còn chưa thống nhất, mỗi nhân sự phụ trách công tác tiếp nhận hồ sơ khởi kiện lại đưa ra những yêu cầu khác nhau. Theo đó, cùng tại Tòa án nhân dân (TAND) TP. HCM trong việc tiếp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ thể yêu cầu là chủ nợ. Tuy nhiên, việc yêu cầu cung cấp chứng cứ chứng minh liên quan đến xác định nơi có trụ sở của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản lại khác nhau.
Theo Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu số 765/TB-TA ngày 08 tháng 5 năm 2019 của TAND TP. HCM, Tòa yêu cầu công ty trách
nhiệm hữu hạn TP (chủ nợ có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản): “Bổ sung tài liệu, chứng cứ xác định Công ty cổ phần GH có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau hoặc có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau hay không và cung cấp chứng cứ chứng minh”.
Theo Thông báo sửa đổi bổ sung đơn yêu cầu số 2480/TB-TA ngày 02 tháng 12 năm 2019 trong một vụ việc yêu cầu mở thủ tục phá sản khác của TAND TP. HCM, Tòa đề nghị bà Lê Đào Phương T (chủ nợ có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản) phải: “Có nghĩa vụ bổ sung thêm các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình bao gồm:
* Chứng minh doanh nghiệp có nhiều chi nhánh tại nhiều quận huyện thuộc các tỉnh thành phố khác nhau hay không?
* Chứng minh doanh nghiệp có nhiều bất động sản tại nhiều quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố khác nhau hay không?
* Chứng minh vụ việc phá sản có người tham gia ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài”.
Qua hai văn bản này, có thể thấy tuy cùng một bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện tại TAND TP. HCM, cùng một vụ việc có tính chất khá tương đồng là chủ nợ có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và mục đích của Tòa án khi đề nghị người yêu cầu mở thủ tục phá sản bổ sung tài liệu là nhằm xác định TAND TP. HCM có hay không có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhưng lại đưa ra những yêu cầu khác nhau, thậm chí yêu cầu đưa ra đối với người yêu cầu mở thủ tục phá sản - bà Lê Đào Phương T có phần khắt khe, vượt quá khả năng tìm kiếm, thu thập của người đưa ra yêu cầu để cung cấp, giao nộp cho Tòa án. Thiết nghĩ, những tài liệu để chứng minh doanh nghiệp có hay không có nhiều bất động sản tại nhiều quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố khác nhau. Hay để chứng minh vụ việc
phá sản có người tham gia ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài phải do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi họ là chủ thể có đơn yêu cầu Tòa án (trường hợp vụ án chưa được thụ lý) hoặc trong các vụ việc trên khi vụ án đã được thụ lý chứ không thể yêu cầu chủ nợ chứng minh ngay từ thời điểm họ nộp đơn yêu cầu, đây là điều rất vô lý.
Thứ ba, quyền khiếu nại của người khởi kiện khi Tòa án không chấp nhận thụ lý và trả lại đơn khởi kiện với lý do không đủ tài liệu, chứng cứ không có ý nghĩa trong thực tiễn. Điều 194 BLTTDS 2015 quy định khi không đồng ý với việc trả lại đơn, từ chối thụ lý vụ án của Tòa án, người khởi kiện có quyền khiếu nại theo phương thức giải quyết khiếu nại mang tính nội bộ của ngành Tòa án. Thiết nghĩ, phương thức giải quyết này chỉ có ý nghĩa về mặt thủ tục, không đảm bảo tính khách quan, không đảm bảo quyền của đương sự đối với yêu cầu và các chứng cứ mà họ đã cung cấp để yêu cầu TAND thụ lý giải quyết. Bởi các lẽ:
(i) Việc giải quyết theo phương án này vô hình trung làm hạn chế cơ hội trình bày một cách công khai, bình đẳng và chủ động của người khởi kiện với Tòa án về những quan điểm pháp lý và bằng chứng đối với việc thụ lý vụ án (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2015, tr.39).
(ii) Điều 194 BLTTDS quy định chủ thể có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị là một thẩm phán khác do Chánh án Tòa án đã tiếp nhận đơn khởi kiện phân công. Quy định này không hợp lý, không đảm bảo tính chỉ đạo, minh bạch và hiệu quả khi xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Bởi lẽ, “xét về mặt địa vị pháp lý, hai thẩm phán có địa vị pháp lý ngang bằng nhau, đều tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Do đó nếu một thẩm phán ra quyết định trả lại đơn khởi kiện, một thẩm phán khác xem xét quyết định đó đúng hay sai là không hợp lý” (Đào Thị Lan Phương, 2018).
khởi kiện phải nộp một khoản phí khởi kiện, đây được coi là phí xem xét thẩm quyền và cơ sở khởi kiện (không phải là tạm ứng án phí, án phí) (Toàn bộ thông tin về luận án này của Đặng Thanh Hoa sẽ đưa vào Danh mục Tài liệu tham khảo).
Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên được tranh
tụng ngay từ giai đoạn nhận đơn khởi kiện, thiết nghĩ thủ tục TTDS nên có thêm thủ tục mở phiên tòa xét đơn đối với những trường hợp mà Tòa án cần phải xác định thêm về thẩm quyền thụ lý và nội dung khởi kiện như quan điểm của nhóm các tác giả thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trong Góp ý
dự thảo BLTTDS (sửa đổi) để cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19 của Chính phủ là khá hợp lý. Quy định này mang nhiều ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng, một mặt nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong quá trình tiếp nhận, xem xét đơn. Một mặt, góp phần đơn giản hóa quy trình, thủ tục tố tụng./.
DANH mỤc TàI LIệU THAm KHảO