Tham vấn cộng đồng khi thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 37 - 39)

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG

3.4.Tham vấn cộng đồng khi thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng

PHẦN II : CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

3.4.Tham vấn cộng đồng khi thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng

3.4.1 Mục tiêu tham vấn

 Đảm bảo cộng đồng được biết đầy đủ thông tin về các hoạt động đầu tư phát triển cộng đồng và an sinh xã hội của doanh nghiệp.

 Huy động được sự tham gia, đóng góp và đồng thuận của cộng đồng địa phương trong việc xác định nội dung hoạt động, lập kế hoạch triển khai, giám sát và tiếp nhận kết quả của các hoạt động đầu tư phát triển cộng đồng của doanh nghiệp.

3.4.2 Đối tượng tham vấn

 Chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn (đại diện UBND, sở/phòng NN&PTNT, LĐ-TBXH … ở các cấp tỉnh, huyện, xã).

 Các cộng đồng được thụ hưởng các chương trình an sinh xã hội; đặc biệt lưu ý thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật, cộng đồng dân tộc thiểu số.

 Đại diện các thiết chế/nhóm/hội trong cộng đồng.  Các hội đoàn thể và tổ chức xã hội tại địa phương.

3.4.3 Các bước thực hiện

a) Chuẩn bị tham vấn

 Chuẩn bị các hồ sơ liên quan (giới thiệu về doanh nghiệp, dự kiến hoạt động KNCĐ, các phân tích đánh giá đã thực hiện, …).

 Các thủ tục hành chính, hậu cần để tổ chức hoạt động tham vấn.  Thiết bị, máy móc truyền thông, văn phòng phẩm …

 Các biểu mẫu để thu thập và tổng hợp thông tin từ tham vấn cộng đồng (tham khảo phụ lục)

b) Thực hiện tham vấn:

TT Nội dung Hình thức,

c) Đánh giá và xác minh

 Kiểm tra chéo thông tin với chính quyền địa phuong và các chủ thể khác nhau để có thông tin đa chiều.

 Đối chiếu với các kết quả tham vấn cộng đồng về các nội dung đã thực hiện trước đó liên quan đến ĐTM, kế hoạch QLRBV, đánh giá HCVF/HCSF và các nguồn thông tin thứ cấp, thông tin chính thống.

 Tham vấn với các chuyên gia xã hội, chuyên gia phát triển cộng đồng.

d) Tổng hợp, báo cáo và sử dụng kết quả tham vấn

 Sử dụng kết quả cho việc xây dựng chương trình/kế hoạch KNCĐ.

 Bổ sung thông tin cập nhật cho các đánh giá tác động KT – XH - MT và giải pháp tôn trọng, khắc phục với quyền của cộng đồng.

e) Công bố kết quả tham vấn

 Phản hồi, chia sẻ thông tin đến cộng đồng và các chủ thể đã được tham vấn và có liên quan đến việc tổ chức triển khai hoạt động KNCĐ.

 Công bố thông tin trên các kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp.  Cung cấp thông tin qua báo chí.

1 Xác định nội dung và quy mô hoạt động

Tham vấn trực tiếp Sơ đồ, cây vấn đề, ma trận so sánh theo tiêu chí.

2 Xác định đối tượng thụ hưởng Tham vấn trực tiếp Ma trận so sánh theo tiêu chí, ma trận phân tích các chủ thể.

3 Kế hoạch triển khai huy động nguồn lực, giám sát và đánh giá các hoạt động KNCĐ.

Tham vấn trực tiếp Sơ đồ, bản đồ, ma trận phân tích các chủ thể.

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 37 - 39)