Kỹ năng quan sát

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 70 - 71)

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG

4.2.4Kỹ năng quan sát

PHẦN IV : PHỤ LỤC

4.2.4Kỹ năng quan sát

4.2 Nguyên tắc hành xử và kỹ năng dành cho cán bộ cộng đồng

4.2.4Kỹ năng quan sát

Để có thể chủ động trong mọi tình thế, CBCĐ cần phải biết được những gì đang diễn ra trong buổi họp. Chính vì vậy, CBCĐ cần phải rèn luyện kỹ năng quan sát. Quan sát là một quá trình tích cực đòi hỏi người CBCĐ sử dụng tất cả các giác quan để đánh giá không khí của buổi họp. Mục đích của quá trình quan sát trong thảo luận đảm bảo cho môi trường họp đạt trạng thái tốt nhất. Để làm được điều này thì CBCĐ cần phải hiểu tình trạng của buổi họp bằng cách thu thập thông tin qua quan sát, lắng nghe và cảm nhận. Do vậy, CBCĐ nên quan sát:

 Từng người để đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng và thu thập thông tinphản hồi từ họ.  Sự tương tác giữa những người tham dự để đánh giá kỹ năng và quan hệ xã hội.

 Các CBCĐ khác hoặc trợ giảng để phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình thảo luận.

 Môi trường xung quanh và môi trường xã hội để đánh giá tác động đến hiệu quả thảo luận.

 Các nhóm để xây dựng mối quan hệ giữa những người tham dự và giúp họ xóa bỏ đi ngăn cách được tạo ra từ sự khác nhau về trình độ, địa vị, tuổi tác, giới tính, và ranh giới địa lý.

Tương tự như kỹ năng lắng nghe, CBCĐ có kỹ năng quan sát tốt khi thu thập thông tin đầy đủ và đưa ra kết luận chính xác. Để đạt được kết quả này, CBCĐ cần lưu ý:

 Phạm vi quan sát: Cần quan sát từ phạm vi bao quát nhiều góc độ, khía cạnh đến phạm vi hẹp từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, từng sự kiện.

 Thời gian tiến hành quan sát: Cần liên tục từ khi bắt đầu đến kết thúc quá trình thảo luận và trong một số trường hợp đặc biệt khác.

 Thái độ khi quan sát: Nên có thái độ khách quan, thoải mái, thân thiện, cởi mở, vui vẻ khi quan sát. Bày tỏ ánh mắt trìu mến, động viên và khích lệ.

 Không áp đặt hoặc chịu ảnh hưởng của định kiến, quan niệm, kinh nghiệm của cá nhân.  Tránh định kiến: Nên có cái nhìn khách quan và tránh để cho những tình cảm cá nhân

ảnh hưởng đến đánh giá con người và công việc.

 Ghi chép thông tin quan sát: Cần kết hợp với lắng nghe, suy ngẫm, ghi chép để nâng cao hiệu quả quan sát.

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 70 - 71)