Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 67 - 68)

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG

4.2.2Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói

PHẦN IV : PHỤ LỤC

4.2.2Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói

4.2 Nguyên tắc hành xử và kỹ năng dành cho cán bộ cộng đồng

4.2.2Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói là khả năng dùng từ ngữ, âm lượng, ngữ điệu trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được mục đích và tạo hiệu quả khi giao tiếp. Ngôn ngữ lời nói được xem như là một trong những phương tiện giao tiếp có hiệu quả nhất trong thảo luận. Ngôn ngữ lời nói được CBCĐ sử dụng để chuyển tải những thông tin cho người tham dự nghe hoặc nghe và ghi chép lại. Một CBCĐ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lời nói tốt khi chuyển tải nội dung có hiệu quả và cuốn hút người nghe. Để đạt được yêu cầu này, CBCĐ nên lưu ý những vấn đề sau:

 Sử dụng ngôn từ quen thuộc, dễ hiểu.  Dùng câu văn ngắn gọn, đủ ý và rõ nghĩa.

 Tốc độ nói vừa phải, không quá nhanh để người nghe kịp theo dõi, khôngquá chậm để tạo ra cảm giác ê a.

 Âm lượng nói không quá to hoặc quá nhỏ để đủ mọi người đều nghe rõ. Nếukhi cần thì có thể sử dụng loa để đảm bảo âm lượng. Khi dùng loa không nên để âm lượng quá to tránh làm cho người nghe mệt mỏi.

 Nhịp điệu nói không nên đều đều dẫn đến cảm giác buồn ngủ. Nên ngắt, ngừng, nghỉ, giọng điệu cần thay đổi lên xuống. Nhấn mạnh những điểmchính và phù hợp với nội dung để tạo điểm nhấn và cuốn hút người nghe.

 Kết hợp nhuần nhuyễn và có nghệ thuật giữa ngôn ngữ hình thể và lời nói là thực sự cần thiết để tạo sinh động và hiệu quả sử dụng ngôn ngữ lời nói. Nên nhớ người nghe không chỉ nghe bằng tai mà họ còn có thể nghe “bằng mắt” và cảm nhận thông điệp từ bạn bằng cả các giác quan khác.

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 67 - 68)