Kỹ năng lắng nghe

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 68 - 70)

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG

PHẦN IV : PHỤ LỤC

4.2 Nguyên tắc hành xử và kỹ năng dành cho cán bộ cộng đồng

4.2.3 Kỹ năng lắng nghe

Một nhiệm vụ có thể nói là quan trọng hàng đầu của CBCĐ khi thảo luận với cộng đồng là khả năng lắng nghe từ phía người tham dự. Sự sẵn lòng và khả năng lắng nghe của CBCĐ sẽ quyết định phần lớn mức độ tương tác trong các buổi thảo luận. Lắng nghe là sẵn sàng đón nhận và hiểu một thông điệp từ người khác trực tiếp qua giao tiếp hoặcgián tiếp qua quan sát. Lắng nghe khác với nghe vì nó cần sự tập trung và tác động của trí tuệ. Lắng nghe là để người khác dẫn mình vào thế giới của họ.

Hiệu quả lắng nghe sẽ bị tác động của nhiều yếu tố như người nói, người nghe, nội dung, môi trường xung quanh. Kỹ năng của người nói tốt như diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, lô-gic, tôn trọng, chuẩn bị kỹ thì thu hút được người nghe. Ngược lại nếu người nói ấp úng, rụt rè, không thân thiện sẽ gây ức chế. Khi lắng nghe một cách tin cậy, nhiệt tình, đặt câu hỏi để hỏi thêm thông tin, đáp ứng khi được hỏi, xung phong trả lời câu hỏi thì tạo thêm sự nhiệt tình cho người nói. Nếu người nghe không thiện chí, thiếu tôn trọng, gây mất trật tự, nói chuyện riêng, cắt ngang bài trình bày thì gây ức chế người nói và ảnh hưởng đến không khí chung.

Trong khi lắng nghe cần tập trung lắng nghe và lưu thông tin trong trí nhớ hoặc bằng cách ghi chép. Không nên đưa ra câu hỏi trong khi đang nghe người khác nói. Sau khi lắng nghe bạn hãy phân tích thông tin và đưa ra những câu hỏi nếu cần thiết.

CBCĐ có kỹ năng lắng nghe tốt khi thu thập thông tin đầy đủ và sử dụng chúng để đưa ra những câu trả lời hợp lý. Để đạt được kết quả này, CBCĐ cần chú ý đến thái độ khi lắng nghe (được thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể):

 Bày tỏ thái độ tập trung, quan tâm và thích thú lắng nghe bằng cách: nhìn và hướng về người tham dự, im lặng hoặc ghi chép ý chính, gật đầu đồng ý, tán thưởng hoặc tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng.

 Kiên nhẫn cho người tham dự thời gian để nói những điều họ muốn nói hay thông điệp mà người nói muốn chuyển tải, thậm chí cả những điều mình không đồng ý.  Tôn trọng và khách quan lắng nghe những gì người tham dự đang nói chứ không phải

những gì mình cần vì việc đánh giá, đặt câu hỏi hay phản hồi sẽ tiến hành sau.  Tránh ngắt lời thường xuyên khi người tham dự nói.

 Sau khi người tham dự ngừng nói, nên tóm lại những điểm chính mà người tham dự vừa trình bày.

 Đặt câu hỏi làm rõ vấn đề khi người tham dự kết thúc để chứng tỏ mình nắm vững thông điệp.

 Nhận xét và đưa ra phản hồi thích hợp cho họ hoặc khuyến khích những người khác tham gia vào thảo luận.

 Để hoàn thiện quá trình lắng nghe thì cần thiết phải phân tích, xử lý thông tin để đưa ra kết luận hợp lý.

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)