Ma trận phân tích các bên liên quan

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 61 - 63)

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG

4.1.4Ma trận phân tích các bên liên quan

PHẦN IV : PHỤ LỤC

4.1.4Ma trận phân tích các bên liên quan

4.1 Một số mẫu biểu để tham vấn và phân tích

4.1.4Ma trận phân tích các bên liên quan

Ma trận phân tích các bên liên quan được sử dụng để hỗ trợ việc phân tích về vai trò, mức độ ảnh hưởng và sự quan tâm của các chủ thể đến một vấn đề nhất định. Từ đó giúp xác định chiến lược ứng xử phù hợp với từng chủ thể.

Thời gian: 1.5 tiếng - 2 tiếng

Vật liệu: Mẫu tổng hợp thông tin, giấy A0 và bút dạ để lưu lại sơ đồ. Có thể dùng que, cành, lá,

dây, đá, sỏi… hoặc bất cứ một hiện vật gì sẵn có ở địa phương.

Cách thực hiện:

Bước 1: Xác định các chủ thể có liên quan đến dự án

Buớc 2: Phân tích mức độ ảnh hưởng của chủ thể đến sự thành công của dự án, xếp hạng

theo mức độ cao – trung bình – thấp

Bước 3: Phân tích mức độ quan tâm và thái độ của chủ thể đó là tiêu cực hay tích cực,

ửng hộ hay phản đối. Xếp hạng theo mức độ cao – trung bình – thấp

Bước 4: Thiết lập bản ma trận phân tích các chủ thể, sắp xếp từng chủ thể vào ô tương

ứng với mức độ quan tâm và tầm ảnh hưởng của họ.

Bước 5: Xác định chiến lược ứng xử/tiếp cận phù hợp cho từng chủ thể tương ứng. Chủ

thể nào có mối quan tâm càng cao, có tầm ảnh hưởng lớn thì cần được ưu tiên có chiến lược tiếp cận phù hợp. Phản đối, cản trở Đồng tình, ủng hộ M ứ c đ ộ g ây ản h h ư ở ng

Câu hỏi chính:

1) Có những chủ thể nào có liên quan đến dự án (những người mà có thể chịu ảnh hưởng của dự án, tác động của dự án đến họ như thế nào)?

2) Ai là người có thể gây ảnh hưởng đến khả năng triển khai và thành công của dự án, mức độ ảnh hưởng của họ như thế nào?

3) Ai là người ủng hộ dự án, ai phản đối dự án, tại sao?

4) Có cơ hội, hình thức nào để có thể tiếp cận, vận động, thuyết phục các chủ thể?

Một phần của tài liệu So-tay-huong-dan-KNCD (Trang 61 - 63)