PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG
PHẦN IV : PHỤ LỤC
4.2 Nguyên tắc hành xử và kỹ năng dành cho cán bộ cộng đồng
4.2.1 Các nguyên tắc khi tham vấn cộng đồng
Không định kiến: Con người với xuất thân và điều kiện khác nhau, đến từ những nơi khác
nhau, chính vì thế sẽ có quan điểm và hiểu biết khác nhau. Trong thảo luận với cộng đồng, cần thu thập, tôn trọng và phản ánh được tất cả sự khác biệt này bằng cách sử dụng những quan điểm, phương pháp, công cụ, nguồn thông tin khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần thể hiện nguồn cung cấp thông tin là từ đâu: thông tin của các thành viên nhóm (về không gian, con người, giới, nhóm tuổi, nhóm sở thích, những người cung cấp thông tin chủ chốt, nhóm tài sản, mùa vụ, các vấn đề về chuyên môn và tính kỷ luật).
Tương tác với cộng đồng là tiến trình linh hoạt và tăng cường sự trao đổi giữa các bên liên quan và cộng đồng hơn là quá trình đánh giá.
Cần có tính nhạy cảm về giới ở mọi lúc.
Là tiến trình học hỏi và chia sẻ: Học từ người dân địa phương, cùng chia sẻ với họ. Nên tìm
kiếm và sử dụng biểu tượng, tiêu chí, phân loại và chỉ số của họ; Nên tìm hiểu và đánh giá cao những kiến thức của người dân địa phương.
Kết hợp cả định tính và định lượng: Không nên tìm kiếm thêm những gì không cần thiết trong
một số trường hợp, không nhất thiết phải có đo lường tuyệt đối mà có thể chỉ cần so sánh là đủ. Bên cạnh các kết quả đo lường một cách tuyệt đối và đưa ra những con số chính xác, các tỷ lệ phần trăm thì các xu hướng, điểm số hay xếp hạng tương đối cũng rất quan trọng để đưa ra quyết định và lập kế hoạch.
Tìm kiếm sự đa dạng và khác biệt: Con người thường có những nhận thức khác nhau trong
cùng một tình huống, sự đa dạng này cần được phản ánh và tôn trọng.
Thái độ: Để đảm bảo tiến hành thảo luận với cộng đồng thành công, cần phải xây dựng mối
quan hệ tích cực với các nhóm khác nhau ở địa phương, đặc biệt là với các nhóm yếu thế, người có uy tín. Người ngoài cần có thái độ tôn trọng, khiêm nhường, kiên nhẫn và sẵn sàng học hỏi từ nguời dân địa phương.