cách an toàn về môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến khu dân cư
ThS. NGUYỄN TRUNG THUẬN
Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra, Tổng cục Môi trường
ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH, ThS. NGUYỄN THẾ THÔNG
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
Quá trình vận hành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ luôn tiềm ẩn các rủi ro, nguy cơ về môi trường đối với con người, đặc biệt là dân cư sinh sống quanh vị trí đặt các cơ sở sản xuất. Do đó, Chính phủ tại nhiều đối với con người, đặc biệt là dân cư sinh sống quanh vị trí đặt các cơ sở sản xuất. Do đó, Chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là các nước phát triển như Anh, Italy, Ôxtrâylia, Canađa… đã ban hành các quy định về khoảng cách an toàn môi trường (KCATMT) giữa cơ sở sản xuất, kinh doanh với khu dân cư nhằm đảm bảo nguồn phát sinh chất thải từ các hoạt động sản xuất không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống người dân. Nhận thức được vai trò quan trọng của KCATMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Việt Nam cũng đã quy định cụ thể các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng phải áp dụng KCATMT đối với khu dân cư tại Luật BVMT năm 2020 (Khoản 2, Khoản 4, Điều 53). Để có thể đề xuất các giải pháp phù hợp cho Việt Nam trong quá trình xác định KCATMT phù hợp đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh theo quy định đã được ban hành, bài viết nhằm rà soát, phân tích, đánh giá các quy định khác nhau của các nước trên thế giới về KCATMT giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu dân cư sinh sống quanh khu vực nhạy cảm.
1. KHÁI NIỆM KHOẢNG CÁCH AN TOÀN VỀ MÔI TRƯỜNG VỀ MÔI TRƯỜNG
KCATMT là một phép đo quan trọng để kiểm soát các mối nguy cơ của các nhà máy, cơ sở sản xuất phải có một khoảng cách nhất định giữa nơi lắp đặt cơ sở có nguy cơ với các khu vực sử dụng đất cho các mục đích khác nhau. Cơ quan BVMT Tây Ôxtrâylia (2005) đưa ra định nghĩa về khoảng cách an toàn (separation distance) là “Khoảng cách ngắn nhất giữa ranh giới của khu vực có thể được sử dụng cho mục đích sử dụng đất công nghiệp và ranh giới của khu vực có thể được sử dụng bởi mục đích sử dụng đất nhạy cảm”. Về bản chất, do khoảng cách an toàn là khoảng cách tối thiểu cần đảm bảo nên thực tế những khoảng cách lớn hơn khoảng cách an toàn sẽ được khuyến nghị để việc phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro có hiệu quả cao hơn. Mặt khác, tùy thuộc vào tính chất, quy mô, loại chất thải của nguồn gây ô nhiễm, cũng như đặc điểm của khu vực chịu tác động mà khoảng cách an toàn cũng sẽ được tính toán, cân nhắc ở các khoảng cách khác nhau.
Như vậy, về cơ bản “KCATMT được hiểu là khoảng cách tối thiểu cần đảm bảo giữa một khu vực có nguy cơ gây ra ô nhiễm (cơ sở công nghiệp, kinh doanh, kho tàng…) và khu vực sử dụng đất nhạy cảm (khu dân cư, trường học, vui
chơi…) để phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại có thể có tới cộng đồng dân cư”.
chơi…) để phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại có thể có tới cộng đồng dân cư”. CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Ôxtrâylia
Ở nước này, các bang và vùng lãnh thổ xây dựng các quy định riêng về KCATMT với các khu vực sử dụng đất nhạy cảm với các ô nhiễm môi trường trên phạm vi lãnh thổ của mình. Năm 2005, Cơ quan BVMT (EPA) tại Ôxtrâylia đã xây dựng hướng dẫn về khoảng cách an toàn giữa các khu công nghiệp (KCN) và các khu vực đất sử dụng (khu dân cư) nhằm cung cấp giải pháp cho các cơ quan chính phủ, cộng đồng và các bên liên quan về các yêu cầu tối thiểu trong quản lý môi trường nhằm đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ khi thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cụ thể, KCATMT được tính từ “ranh giới hoạt động” của cơ sở (nguồn phát thải) tới nơi sử dụng đất nhạy cảm (ví dụ khu dân cư). Nguồn phát thải được xác định bao gồm các KCN, khu thương mại, hoạt động khu vực nông thôn và các cơ sở hạ tầng. Các loại hình phát thải bao gồm tiếng ồn và các loại phát thải trong không khí (khí, bụi và mùi). Thông thường, tác động môi trường sẽ giảm dần khi tăng dần về khoảng cách, do đó nếu như các KCN hoặc ngành công nghiệp có những tác động môi trường được đánh giá là không thể chấp nhận, thì cần thiết phải thiết lập vùng đệm (buffer area) để phân tách khu vực sản xuất và khu vực đất ở, đất sử dụng. Các khu vực chịu tác động tiêu cực từ phát thải tại các KCN sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể như phạm vi hoạt động, quy trình sản xuất, kiểm soát phát thải…