Rào cản đối với thị trường TDX, TP

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 41 - 42)

TDX, TPX Mặc dù, sự phát triển của thị trường TDX, TPX trong những năm qua đã có những bước khởi động tích cực từ sự hỗ trợ từ phía chính phủ cũng như các tổ chức tài chính quốc tế như GIZ, IFC... tuy nhiên một thị trường sơ khai không thể tránh khỏi những hạn chế và tồn tại, điển hình như:

Chưa có sự nhất quán trong quá trình triển khai chiến lược, tăng cường cụ thể hóa nhiệm vụ của các cơ quan

chức năng trên cơ sở phối hợp hiệu quả trong việc ban hành các chính sách thúc đẩy thị trường TDX, TPX. Cần có sự phối hợp hiệu quả hơn trong các chính sách của các bộ, ngành để có được những quy định rõ ràng và cụ thể các cơ chế khuyến khích, lộ trình phát triển thị trường TDX, TPX cũng như các tiêu chí để phân loại dự án đáp ứng tiêu chí cấp TDX, phát hành TPX.

Khung pháp lý về TDX, TPX chưa đầy đủ, hoàn thiện, còn manh mún. Đặc biệt, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư trái phiếu, doanh nghiệp, Chính phủ, chính quyền địa phương còn lúng túng trong việc nhận diện ra các dự án đầu tư đáp ứng tiêu chí được cấp TDX, phát hành TPX; việc thẩm định, tiêu chí và cơ chế đánh giá quản lý rủi ro dẫn đến việc xác định thanh toán hỗ trợ cho các dự án còn chậm.

Nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mang lại lợi ích môi trường, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao, nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay. Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng thường ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên có chi phí cao. Ðể có thể cung cấp các khoản tín dụng với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực xanh, các tổ chức tín dụng cần được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi, hoặc có cơ chế chia sẻ lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng.

Nhận thức và năng lực của các tổ chức tín dụng trong phát triển các sản phẩm TDX, TPX mới ở bước đầu và còn hạn chế. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp phát hành trái phiếu chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản trong thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường cũng như báo cáo thông tin trong hoạt động cấp tín dụng, phát hành trái phiếu theo thông lệ quốc tế.

TDX, TPX đòi hỏi các kỹ năng, kỹ thuật để theo dõi và đánh giá việc sử dụng tiền thu được trong suốt vòng đời dự án, đảm bảo rằng các dự án được thực hiện theo nguyên tắc chung về TDX, TPX. Tuy nhiên, ở Việt Nam các TCTD được đào tạo bài bản về những kỹ năng và kỹ thuật này chưa nhiều, dẫn đến nhiều TCTD chưa có một đơn vị phòng ban chuyên trách về thẩm định dự án, đánh giá rủi ro môi trường xã hội cũng như theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động từ dòng tiền huy động được từ nguồn TPX trong suốt vòng đời dự án. Trên thị trường Việt Nam cũng chưa có các đơn vị cung cấp dịch vụ xác nhận TPX.

Ngoài ra, các thách thức đến từ thị trường như vấn đề quy mô tối thiểu, trong đó nhiều dự án quy mô nhỏ không đáp ứng các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)