BÀI HỌC VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH CƠ SỞ CẦN ÁP DỤNG KHOẢNG CÁCH AN

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 31 - 32)

CƠ SỞ CẦN ÁP DỤNG KHOẢNG CÁCH AN

TOÀN MÔI TRƯỜNG CHO VIỆT NAM VIỆT NAM

Trên cơ sở rà soát kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định các loại hình cơ sở cần áp dụng KCATMT cũng như đối tượng chịu tác động nằm trong khu vực nhạy cảm, một số bài học hỗ trợ quá trình xây dựng KCATMT tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, để có thể xác

định các KCATMT phù hợp cần phải dựa trên các tiêu chí đánh giá. Theo đó, cần căn cứ vào quy mô, loại hình cơ sở sản xuất cũng như đặc điểm của khu vực nhạy cảm để làm tiêu chí xác định. Một cách khái quát nhất, có 2 nhóm tiêu chí chính, bao gồm nhóm tiêu chí liên quan tới loại hình cơ sở sản xuất (ví dụ thuộc nhóm công nghiệp nhẹ, trung bình, hay nặng), chất thải phát sinh, nguy cơ sự cố...; nhóm tiêu chí thứ hai liên quan tới khu vực nhạy cảm cần thiết lập khoảng cách an toàn với cơ sở sản xuất (ví dụ khu dân cư, bệnh viện, trường học, đường giao thông...) và đặc điểm của khu vực tiếp nhận về dân cư, địa hình, khí hậu...

Thứ hai, cần tiến hành rà

soát, cập nhật, cụ thể hóa các quy định về khoảng cách an

toàn trong các văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn…về quy hoạch, xây dựng, y tế - sức khỏe, môi trường liên quan để phù hợp với điều kiện hiện nay.

Thứ ba, nghiên cứu, phân

tích, phát triển phương pháp tính toán khoảng cách an toàn môi trường với các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn trong các trường hợp cụ thể để làm căn cứ xác định khoảng cách an toàn môi trường, phù hợp với đặc điểm, điều kiện quốc gia.

Thứ tư, cập nhật, ban hành

danh mục các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm nước, không khí; danh mục phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thông lệ quốc tế, tức là theo các mức nhẹ, vừa và nặng để làm căn cứ xác định các khoảng cách an toàn chung cần đảm bảo.

Thứ năm, phân định rõ vai

trò của các cơ quan chức năng liên quan, xác định đầu mối chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý và hướng dẫn liên quan tới KCATMT đối với các loại hình cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễmn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Environmental Protection Agency (EPA), 2005, Guidance for the assessment of environmental factor - Separation Distances between industrial and sensitive land uses

2. EIGA (2007), Determination of safety distances, IGC Doc 75/07/E, http://www.eiga.org/pdf/Doc 75 07 E.pdf, 2007. 3. California Environmental Protection Agency, California Air Resources Board (2005), Air quality and land use handbook: a community health perspective

4. The Government of the Hong Kong special Administrative region (2014), HongKong planning standards and guidelines

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)