THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 36 - 37)

KHÍ Ở NƯỚC TA

Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam giai đoạn 2016-2020 của Bộ TN&MT [1], trong giai đoạn vừa qua, ÔNKK ở nước ta tiếp tục là một trong các vấn đề nóng về môi trường. Môi trường không khí bị ô nhiễm chủ yếu là bụi (TSP, PM10, PM2.5), đặc biệt là ô nhiễm bụi ở các đô thị lớn, ở một số KCN, một số khu vực khai thác khoáng sản và ở một số làng nghề. Ô nhiễm bụi có xu hướng tăng dần từ năm 2015 - 2019 (ô nhiễm nhất) và được giảm bớt vào năm 2020 do thực hiện gián cách vì đại dịch Covid-19 (Hình 1). Các thông số khí ô nhiễm như SO2, NO2, O3, CO, VOC… về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT. Chất lượng không khí ở các đô thị nhỏ và ở các vùng nông thôn vẫn được duy trì tương đối ổn định ở mức khá tốt và trung bình.

ÔNKK đô thị: Tình trạng ô nhiễm bụi (TSP,

PM10, PM2.5) đang xảy ra ở nhiều đô thị nước ta. Đặc biệt là các đô thị lớn, giá trị trung bình năm của bụi PM10, PM2.5 tại tất cả các trạm quan trắc không khí tự động của Hà Nội, giai đoạn 2018-2020 đều vượt trị số cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,1 - 2,2 lần, cao nhất xảy ra vào năm 2019. Trong khi đó ở TP. Hồ Chí Minh và các đô thị khác ở miền Nam giá trị trung bình năm của bụi PM10, PM2.5 khá ổn định, mức biến thiên của chúng không đáng kể. Nhìn chung chất lượng không khí về bụi ở các đô thị miền Trung và miền Nam đều tốt hơn so với các đô thị ở miền Bắc. Chất lượng môi trường không khí ở các đô thị ven biển đều tốt hơn so với các đô thị trong vùng đất liền. Tại các đô thị lớn ở miền Bắc, như Hà Nội, số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu chiếm khoảng 30,5% tổng số ngày quan trắc, trong đó có một số ngày có AQI suy giảm tới mức rất xấu (AQI = 201- 300). Ở nước ta ô

nhiễm bụi chịu tác động rõ rệt bởi các yếu tố khí hậu tạo nên quy luật diễn biến chất lượng không khí theo các mùa trong năm và theo giờ trong ngày. Ở miền Bắc ô nhiễm bụi lớn hơn xẩy ra vào mùa đông (từ thang 10 năm trước đến tháng 3 năm sau). Đối với khu vực miền Nam, mức độ ô nhiễm bụi cũng giảm rõ rệt vào các tháng mùa mưa, và cao hơn vào mùa khô. Tuy nhiên, ở khu vực miền Trung quy luật này không thấy rõ rệt (Hình 2).

Xét diễn biến trong ngày cho thấy, nồng độ bụi PM10, PM2.5 cực đại vào các giờ cao điểm giao thông và thấp nhất vào các giờ giữa trưa và ban đêm (Hình 3). Theo kết quả quan trắc của hệ thống quan trắc môi trường không khí quốc gia giai đoạn 2015-2020 cho thấy, phần lớn các thông số ô nhiễm các khí SO2, NO2, CO, VOC và O3 trung bình năm tại các đô thị đều khá thấp, ít biến động và đều thấp hơn trị số giới hạn cho phép theo QCVN 05: 2013/BTNMT, phần lớn các giá trị nồng độ NO2 chỉ bằng 1/2 trị số TCCP (Hình 4).

ÔNKK xung quanh các KCN

và CCN: Tương tự như ở các đô

thị lớn nước ta, nồng độ bụi TSP ở phần lớn các KCN, CCN đều vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 05: 2013/BTNMT. Ô nhiễm bụi ở các KCN, CCN ở các tỉnh thành phía Bắc thường lớn hơn so với các KCN, CCN ở phía Nam, trong khi chênh lệch ô nhiễm bụi ở các KCN, CCN ở miền Trung và miền Nam là không nhiều. Xét về các ngành công nghiệp thì các ngành sản xuất điện than, công nghiệp sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng, hoạt động khai thác khoáng sản là các ngành phát sinh nhiều

bụi nhất và gây ra ô nhiễm bụi nặng ở các vùng xung quanh. Ô nhiễm khí SO2 xung quanh các khu công nghiệp ở miền Bắc đều lớn hơn so với các KCN ở phía Nam. Ngược lại, nồng độ khí NO2 ở xung quanh các KCN ở miền Nam là lớn hơn so với các KCN ở phía Bắc. Tuy vậy, nồng độ khí SO2, NO2 ở gần hầu hết các KCN ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013/ BTNMT. Nồng độ khí CO chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải gây ra nên nó thường đạt trị số lớn nhất vào các giờ 7-9 giờ và 17-19 giờ trong ngày. Nồng độ khí O3 thường biến thiên theo bức xạ mặt trời trong ngày, nên nó thường có xu hướng tăng dần từ 7 giờ sáng , cực đại vào các giờ ban đêm (Hình 5).

ÔNMT không khí làng nghề:

Cho đến nay ÔNMT không khí làng nghề vẫn chưa được kiểm soát, công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa có đầu tư thích đáng cho xử lý nguồn thải, nhiên liệu thường dùng là than chất lượng thấp. Vì vậy ÔNKK làng nghề trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Ở một số làng nghề bị ô nhiễm nặng về bụi, khí độc, hơi kim loại, ô nhiễm mùi và tiếng ồn.

Chất lượng môi trường không khí nông thôn và các đô

thị nhỏ: Nhìn chung chất lượng

môi trường không khí ở các đô thị nhỏ và các vùng nông thôn còn tương đối tốt. Nồng độ các chất ÔNKK đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT. Tuy vậy ở một số nơi đã bị ô nhiễm không khí cục bộ do đốt chất thải sinh hoạt không đúng kỹ thuật và đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch lúa.

V Hình 1. Diễn biến bụi lơ lửng (TSP) tại một số khu dân cư giai đoạn 2015-2019

VHình 2. Diễn biến theo tháng trong năm của bụi

PM10, PM2.5 ở một số địa phương (Phú Thọ, Quảng

Ninh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Khánh Hòa)

VHình 3. Diễn biến nồng độ bụi PM10, PM2.5 trong

ngày của các trạm quan trắc không khí tự động ở Hà Nội

VHình 4. Diễn biến nồng độ khí NO2 trung bình năm

của một số trạm đo chất lượng không khí tự động ở Hà Nội, Việt Trì, Huế, Đà Nẵng và Nha Trang

VHình 5. Diễn biến nồng độ O3 trung bình giờ/ngày ở

Việt Trì (Phú Thọ) và Hà Nội

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)