GS.TS. TRẦN HIẾU NHUỆ, ThS. NGUYỄN QUỐC CÔNG, NGUYỄN DANH TRƯỜNG, ThS. PHẠM THỊ BÍCH THỦY
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE)
1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH HOẠT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ. Cùng với đó là sự gia tăng dân số, kéo theo chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tăng về khối lượng với nhiều thành phần phức tạp gây áp lực lớn cho BVMT. Công tác quản lý CTRSH còn nhiều bất cập như tỷ lệ thu gom nhiều nơi chưa cao, chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ tái chế còn thấp, phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh… đã trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc ở nhiều địa phương. Theo số liệu ước tính, hiện nay trên cả nước lượng CTRSH phát sinh khoảng 60.000 tấn/ ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh CTRSH dự báo tăng 10-16%/năm.
Nếu như trước đây, tỷ lệ thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong CTRSH của hộ gia đình cao (80-96%) thì từ năm 2017 đến nay đã giảm xuống còn 50-70%; thành phần giấy, chất thải nhựa và kim loại trong CTRSH thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn phát sinh. Ngày nay, CTRSH có tỷ lệ thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su, hay khó tự phân hủy như nhựa đang tăng lên rõ rệt.
Bên cạnh đó, mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử. Theo Liên hợp quốc, chất thải điện tử là những sản phẩm bị loại đi có pin hoặc có phích cắm kèm theo các chất độc hại, ảnh hưởng cho sức khỏe con người và môi trường. Các thiết bị điện tử đều chứa những nguyên tố độc hại cao như chì, thủy ngân, các chất chống cháy. Các thiết bị công nghệ, điện tử chủ yếu làm từ nhựa, kim loại chì và những nguyên tố khác chiếm tới 70% tổng lượng chất thải độc hại trên thế giới, trong đó nhựa tốn rất nhiều thời gian để phân hủy, quá trình phân hủy có thể
từ 500 - 1.000 năm. Việc tiếp xúc với chì sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Hydrocacbon thơm đa vòng, dioxin brom hóa và những kim loại nặng khác sẽ làm axit hóa nguồn nước giết chết cá và những loài thực vật dưới nước. Hiện nay, quá trình thu gom và xử lý rác thải điện tử ở Việt Nam mới ở mức độ thô sơ, việc xử lý rác thải điện tử vẫn còn là vấn đề bất cập.
Đứng trước những áp lực về quản lý CTRSH, nhiều nơi ở Việt Nam đã thử nghiệm mô hình phân loại rác tại nguồn, hướng tới xây dựng nhận thức mới trong xã hội về giảm thiểu tiêu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa dùng một lần với phương châm “rác là nguồn tài nguyên”… Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực còn khá nhiều hạn chế như phân loại rác tại nguồn mới mang tính thử nghiệm, chưa được nhân rộng. Sự tham gia của các cộng đồng doanh nghiệp và cư dân với hạt nhân là hộ gia đình chưa phát huy được năng lực, tiềm năng vốn có…
Nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia quản lý CTRSH cụ thể là các công việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH và BVMT, Bộ TN&MT đã giao cho VACNE chủ trì,
triển khai “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH”. Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và các hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
triển khai “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH”. Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và các hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. MÔI TRƯỜNG
Vai trò của doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia quản lý CTRSH, BVMT là rất cần thiết và có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và các hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phù hợp.
Quan điểm chung
- BVMT là yêu cầu đối với mọi người; Chiến lược BVMT, phát triển bền vững là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau.