THAY CHO LỜI KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 55 - 56)

LỜI KẾT LUẬN

Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả mới giới thiệu một số giải pháp bước đầu có tính định hướng về quyền, trách nhiệm và nội dung tham gia quản lý CTRSH và BVMT của cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình. Đề phát huy vai trò của doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia quản lý CTRSH, xin được đề xuất một số giải pháp:

Đối với doanh nghiệp gồm: (1) Phải đăng ký và thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đúng theo quy định quản lý từng loại chất thải; (2) phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng

hợp pháp để thu gom, vận chuyển về nơi xử lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật; (3) Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện thích hợp và tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đến nơi xử lý theo quy định, đảm bảo hợp tiêu chuẩn vệ sinh, mỹ quan đường phố và an toàn về môi trường.

Đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình: Tuyên truyền, hướng dẫn và tạo điều kiện để dân cư và hộ gia đình có thể tự phân loại chất thải tại nguồn và tham gia một phần quá trình tái chế, tái sử dụng và xử lý ban đầu chất thải từ nguồn, nhất là thực phẩm thừa và chất thải hữu cơ từ nhà bếp; Thay đổi nếp sinh hoạt và tiêu dùng thân thiện với môi trường, giảm thiểu lượng xả thải từ nguồn, xả thải đúng nơi quy định, đúng thời gian quy định. Tham gia giữ vệ sinh nơi sinh sống, đóng góp chi phí hoặc trực tiếp tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển đến nơi qui định của địa phươngn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Kinh tế xanh cho phát triển bền vững. Nguyễn Danh Sơn chủ biên cùng nhiều tác giả. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Hà Nội, 2018.

2. Luật BVMT 2014, số: 55/2014/QH13, ngày 23 tháng 06 năm 2014. 3. Luật BVMT 2020, số: 72/2020/QH14, ngày 17 tháng 11 năm 2020.

4. Manired Schreiner- Quản lý môi trường dẫn đến nền kinh tế sinh thái, tái bản lần thứ IV. Bản dịch, Hà Nội, 2000.

5. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. 6. Trần Hiếu Nhuệ. Các thách thức ô nhiễm chất thải rắn đô thị, công nghiệp và công nghệ xử lý Các doanh nghiệp Việt Nam với sự nghiệp BVMT và Phát triển bền vững Quốc gia. Chuyên đề trong sách “Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH”, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Hà Nội 2019.

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)