Dấu ấn về môi trường trên thế giới năm

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 64)

năm 2021

năm 2021

l CÁC KHU BẢO TỒN MỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP

Chính phủ Ôxtrâylia đã thành lập hai khu bảo tồn biển mới có diện tích lớn gấp đôi Công viên biển Great Barrier Reef. Kết hợp lại, các khu bảo tồn tại Ấn Độ Dương này sẽ bảo vệ 740.000 km2 đại dương. Ngoài ra, bang Nam Ôxtrâylia đã bổ sung mở rộng thêm gần 60.000 ha diện tích mới vào Vườn quốc gia Nilpena Ediacara của mình.

Panama cũng đã tuyên bố một khu bảo tồn biển có diện tích tương đương với toàn bộ diện tích đất liền của nước này, gấp ba lần diện tích của Khu bảo tồn biển Cordillera de Coiba. Ecuador tuyên bố mở rộng thêm 60.000 km2 cho Khu bảo tồn biển Galapagos. Tổng thống của hai nước đã đề nghị những người đồng cấp của họ từ Costa Rica và Colombia tham gia để mở rộng các khu bảo tồn biển chung của họ.

l BẢO TỒN MANG LẠI NGUỒN

TÀI CHÍNH LỚN

Trong khi Chính phủ các quốc gia đưa ra cam kết mạnh mẽ về các dự án phục hồi và tái tạo thiên nhiên, thì năm 2021 khu vực tư nhân đã cam kết 5 tỷ đô la cho bảo tồn đa dạng sinh học và phân bổ nguồn tài trợ vào thập kỷ tới trong một kế hoạch có tên “Bảo vệ hành tinh của chúng ta”. Kế hoạch này còn được gọi là “30 × 30” vì hướng tới bảo vệ và bảo tồn 30% diện tích đất và đại dương của hành tinh vào năm 2030.

Tại Inđônêxia, Vườn quốc gia Way Kambas đã thiết lập một nền kinh tế sáng tạo mới, với việc xây dựng bảo tồn loài tê giác Sumatra cực kỳ nguy cấp. Các cơ hội kinh doanh vừa và nhỏ đã phát triển xung quanh công viên, tạo cơ hội việc làm, đặc biệt là cho phụ nữ. Việc bảo tồn một lần nữa chứng minh có thể mang lại lợi nhuận bằng cách cung cấp các cơ hội kinh tế và các nguồn thu nhập mới cho người dân địa phương.

VCá mập voi tại vùng biển Đảo Darwin ở Galapagos

VPaula Castaño, một bác sĩ thú y động vật hoang dã và

chuyên gia phục hồi đảo của Tổ chức Bảo tồn Đảo tại hiện trường ở Galapagos

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)