CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 35 - 36)

TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CHỦ YẾU

Ô nhiễm không khí (ÔNKK) là mối đe dọa lớn đối với môi trường, xã hội và sức khỏe con người. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sau đây là các nguyên nhân chính:

Phát triển công nghiệp và sức ép lên môi trường:

Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa. Theo Báo cáo tình hình thành lập và phát triển khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020 sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30% GDP quốc gia, liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 8,2% năm. Tính đến cuối năm 2020 trên phạm vi toàn quốc có 369 KCN, với tổng diện tích chiếm khoảng 114 nghìn ha, trong đó có 284 KCN đã đi vào hoạt động, tăng 72 KCN so với năm 2015; Có 698 cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động với tổng diện tích chiếm khoảng 22 nghìn ha.

Việc tăng nhanh các dự án đầu tư nước ngoài tại KCN, thuộc lĩnh vực gia công, chế biến (giấy, dệt nhuộm, thuộc da, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, nhiệt điện...) tiềm ẩn khả năng gây ÔNMT.

Đối với CCN, vẫn còn khoảng 60% số CCN đang hoạt động chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng nghĩa với việc các CCN này vẫn chưa có các biện pháp BVMT, đặt ra nhiều thách thức trong công tác BVMT trong thời gian tới.

Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) làng nghề: Theo báo cáo công tác BVMT năm 2020 của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.951 làng nghề được công nhận. Có tới 47 làng nghề bị ÔNMT rất nghiêm trọng, trong đó ở miền Bắc có 34 làng nghề, miền trung có 11 làng nghề và miền Nam có 2 làng nghề

bị ÔNMT nghiêm trọng. Nói chung, công tác BVMT làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.

Tình trạng đô thị hóa

nhanh: Thực hiện công cuộc

“Đổi mới” từ năm 1986 ở nước ta đã mở ra một thời kỳ đô thị hóa nhanh. Năm 1990, nước ta mới có 500 đô thị lớn nhỏ; năm 2000 đã có 649 đô thị, đến năm 2016 có 802 đô thị và đến năm 2020 đã tăng lên là 862 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại 1, 31 đô thị loại II, 48 đô thị III, 87 đô thị loại IV (thị xã) và trên 672 đô thị loại V (thị trấn). Tỷ lệ dân số đô thị của nước ta năm 2016 là 36,7%, năm 2020 là 39,3%. Dự báo đến năm 2026 tỷ lệ dân số đô thị nước ta sẽ tăng lên 45%. Tỷ lệ đô thi hóa cao nhất là ở vùng Đông Nam bộ (71,68%), thấp nhất là ở vùng trung du miền núi Bắc bộ (21,89%). Các tỉnh/thành phố có tỷ lệ dân số đô thị cao bao gồm: TP. Hồ CHí Minh (83%), Đà Nẵng (78,6%), Bình Dương (84,23%) và Quảng Ninh 68,8%. Đô thị hóa ở nước ta hiện nay thấp hơn so với nhiều nước xung quanh, như: Trung Quốc (59%), Triều Tiên (61,2%), Lào (42%), Philippine (44,8%), Inđônêxia (54,7%), Malaixia (77%), Singapore (100%). Quá trình đô thị hóa

nhanh sẽ gây áp lực lớn về ÔNMT, tác động đến an ninh và an toàn xã hội.

Phát triển giao thông vận tải

(GTVT): Cùng với công nghiệp

hóa và đô thị hóa, ngành giao thông vận tải ở nước cũng đã phát triển rất nhanh chóng, gây ra nguồn thải ô nhiễm nhiễm không khí rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Đến cuối năm 2020 toàn quốc có tới 4.180.478 xe ô tô các loại và hơn 30 triệu xe mô tô, xe máy đang lưu hành. Công tác kiểm soát nguồn thải ô nhiễm từ GTVT còn rất hạn chế. Cho đến nay chỉ mới kiểm định khí thải đối với 1.736.188 xe ôtô động cơ xăng và 1.749.387 xe ôtô động cơ diesel đang lưu hành.

Phát triển xây dựng: Khác

biệt với nhiều nước phát triển trên thế giới, ở nước ta ngành xây dựng cũng là một nguồn gây ra ÔNMT không khí rất lớn. Hàng năm ở nước ta xây dựng hàng chục triệu m2 diện tích sàn nhà ở mới, hàng trăm km đường bộ, hàng chục chiếc cầu trung bình và lớn. Nhiều nơi các công trường xây dựng đang hoạt động, gây ra ÔNMT không khí xung quanh.

Đốt chất thải và đốt rơm rạ:

Hiện nay ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở rất nhiều phường xã vùng đồng bằng thường đốt chất thải sinh hoạt theo kiểu

tự nhiên hoặc bằng các lò đốt công suất nhỏ, nhiệt độ đốt không đủ cao để đốt cháy vô cơ hóa các hóa chất độc hại, tác hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, thời gian gần đây vào thời vụ thu hoạch nông nghiệp, chất lượng không khí tại một số địa phương có xu hướng suy giảm, đặc biệt xảy ra vào ban đêm, một trong những nguyên nhân chính là do hiện tượng đốt rơm rạ đang diễn ra phổ biến trong giai đoạn thu hoạch lúa, bụi mịn PM2.5 bắt đầu tăng từ khoảng 18h và đạt giá trị cực đại từ 21 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau, vượt trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần.

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 1-2022_f6350522 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)