ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NƯỚC TA TRONG 5 NĂM TỚI
Sau đây là đề xuất một số giải pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng không khí đô thị và công nghiệp trong 5 năm tới:
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện hệ thống
chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí, như là xây dựng và ban hành Luật Không khí sạch. Căn cứ vào các điều quy định của Luật BVMT năm 2020 tiến hành xây dựng hoàn thiện và thực thi triệt để các chính sách pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định pháp luật về BVMT không khí trong 5 năm tiếp theo. Đặc biệt là triển khai hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 18/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ÔNKK.
Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và các địa phương, như là thành lập các phòng quản lý môi trường không khí thuộc Chi cục BVMT ở các tỉnh/thành, tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tramôi trường không khí.
Thứ ba, tăng cường kiểm soát, kiểm tra
nguồn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới. Tiến hành định kỳ kiểm tra theo quy định của quy chuẩn môi trường về khí thải đối với tất cả các phương tiện giao thông cơ giới (các loại xe ô tô, đặc biệt là các loại xe buýt, xe tải, xe ô tô chạy dầu, và các loại mô tô, xe máy), cấm lưu hành đối với tất cả các xe không đáp ứng yêu cầu về BVMT (bao gồm cả về rò rỉ hơi xăng dầu); kiểm soát chặt chẽ các chất hữu cơ bay hơi (VOC), nhất là hơi xăng dầu ở đô thị, ở các cơ sở sản xuất, chế biến và sử dụng sơn, vec-ny, xăng dầu nằm trong đô thị; phun nước rửa đường vào các ngày trời nắng hanh khô; xây dựng quy hoạch giao thông đô thị thông minh; phát triển hệ thống giao thông đô thị công cộng, như là các dạng xe buýt, metro, đường xe điện trên cao...; khuyến khích hình thành các khu phố đi bộ, đi xe đạp; phát triển các loại xe cơ giới chạy bằng khí gas, khí hóa lỏng và xe chạy điện; bảo tồn mặt nước, phát triển trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong thành phố.
Thứ tư, tập trung kiểm soát,
kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; phổ biến áp dụng các công nghệ xây dựng ít ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bụi phát sinh từ vận chuyển nguyên vật liệu rời, đặc biệt là vận chuyển về ban đêm.
Thứ năm, thực hiện thu gom,
vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh 100% rác thải của đô thị; Giáo dục nhân dân giữ gìn vệ sinh đường phố, không xả rác ra đường, cống, rãnh.
Thứ sáu, kiểm soát
nguồn thải công nghiệp chặt chẽ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi phát sinh từ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp
ở bên trong và xung quanh các khu vực đô thị.
Thứ bảy, vận động nhân
dân và áp dụng các chính sách ưu đãi để đạt được mục tiêu đến năm 2030 không còn bếp đun than ở các đô thị; đối với người dân ngoại thành áp dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hợp lý, chấm dứt việc đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch nông nghiệp.
Thứ tám, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định BVMT. Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, mọi người dân, cơ sở sản xuất, tổ chức xã hội trong công tác BVMT không khí nói riêng và BVMT, nói chung.
Thứ chín, ưu tiên đầu tư
hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường không khí, đặc biệt là hệ thống quan trắc không khí tự động cố định ở các đô thịn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ TN&MT, 2021. Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
2. Phạm Ngọc Đăng. Đánh giá đúng hiện trạng và nguyên nhân ÔNKK đô thị nước ta để tìm ra các giải pháp cải thiện hữu hiệu. Tạp chí Kinh tế Môi trường, số 165- tháng 8/2020, trang 73-76. 3. Lê Hoài Nam, Nguyễn Hoài Đức. Tăng cường kiểm soát ÔNKK thúc đẩy KT - XH phát triển bền vững. Tạp chí Môi trường số 2, 2021, trang 16 - 19.