Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 44 - 46)

6. Kết cấu đề tài

2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Sự xung đột lợi ích giữa hai bên còn thể hiện thông qua việc nhà quản lý thường tìm mọi cách điều chỉnh kết quả kinh doanh để tư lợi cho bản thân, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn góp của họ trong công ty thấp. Nếu 100% vốn công ty thuộc sở hữu của họ thì những quyết định kinh tế họ đưa ra nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân và cũng là lợi ích của công ty. Tuy nhiên, trong các công ty cổ phần đại chúng, tỷ lệ vốn góp của những người được ủy quyền quản lý thường chiếm một tỷ lệ không nhiều, cho nên lợi tức họ nhận được không cao, trong khi họ muốn nhận được nhiều hơn thế. Từ đó, họ sẽ tiến hành một số hành vi thay đổi kết quả lợi nhuận theo chiều hướng nâng cao tỷ lệ tiền thưởng nhận được và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các chủ sở hữu trong dài hạn. Khi các nhà điều hành công ty được các nhà đầu tư thuê và ủy thác quyền quản lý thay họ, ảnh hưởng giữa “ngưởi ủy quyển” và “người đại diện” sẽ phát sinh (ICAEW, 2005; Subramaniam, 2006). Trong một công ty cổ phần, ảnh hưởng này thể hiện mục đích của các cổ đông trao quyền kiểm soát và điều hành công ty cho nhà quản lý là nhằm tăng cao chất lượng công tác quản trị công ty đồng thời đem đến lợi ích cao nhất cho họ (Brideman, 2007). Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường vốn, ảnh hưởng này lại nảy sinh sự xung đột về lợi ích. Adam Smith (1776) chính là người tiên

36

phong nghiên cứu và tìm hiểu sự xung đột lợi ích này và sau đó được Jensen and Meckling (1976) phát triển thành lý thuyết đại diện.

“Lý thuyết đại diện” nêu bật nội dung cơ bản của hành vi tư lợi trong quá trình thực hiện công tác quản lý của người điều hành DN. Thay vì có trách nhiệm mang lại lợi ích tối đa cho tổ chức, họ thường có xu hướng thực hiện các hành vi nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bản thân. Hiển nhiên, khi sự xung đột lợi ích xảy ra, khả năng bất hòa giữa các bên sẽ tăng cao và càng cao hơn trong các công ty quy mô lớn (Dalton et al., 2007; Gayle & Miller, 2009). Đồng thời, “Lý thuyết đại diện” cũng đề cập khi tồn tại sự không cân xứng thông tin giữa các bên, sự xung dột lợi ích sẽ bùng phát. Nhà quản lý thường nắm rõ từng chi tiết hoạt động của công ty hơn các cổ đông. Cho nên, với kiến thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt, họ thường lợi dụng lợi thế có nhiều thông tin để thực hiện những hành vi nhằm trục lợi cho bản thân nếu trong công ty không có sự hiện hữu của cơ chế giám sát hoặc cơ chế này kém chất lượng thì lợi ích của các cổ đông chắc chắn bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc phải thiết lập cơ chế giám sát thích hợp sẽ hạn chế được tình trạng xung đột lợi ích giữa hai bên, bảo vệ các cổ đông trước việc nhận được các thông tin không thực và kém chất lượng.

Jensen và Meckling (1976) và Godfrey et al., (2003) cho rằng các cổ đông thường phải gánh chịu “hai loại chi phí đại diện là chi phí giám sát và chi phí ràng buộc”. “Chi phí giám sát” là chi phí trả cho hoạt động kiểm soát các các nhà điều hành gồm có hai loại là: chi phí thưởng dành cho các nhà điều hành và chi phí dành cho kiểm toán. Trong đó, chi phí thưởng dành cho nhà điều hành là số tiền thưởng mà các cổ đông dành cho họ căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh ngắn hạn và/hoặc dài hạn mà họ đạt được. Chi phí này nhằm mục đích cung cấp lợi ích cho nhà quản lý để ràng buộc trách nhiệm của họ với các cổ đông. Loại chi phí thứ hai là chi phí thuê các KTV độc lập cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC – sản phẩm được tạo ra từ nhà quản lý (Godfrey et al., 2003). Bên cạnh chi phí giám sát, các cổ đông phải gánh chịu một loại chi phí là chi phí ràng buộc dành cho nhà quản lý để nhằm giảm đến mức tối đa các hành động gây ra thiệt hại của họ đối với công ty, gia tăng niềm tin về việc lợi ích của các cổ đông luôn được đảm bảo tối ưu nhất. Sự độc lập của họ sẽ giảm chi phí đại diện đồng thời nâng cao lợi ích của các cổ đông. Việc yêu cầu HĐQT cần phải không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt công việc và yêu cầu tương tự cho nhân viên trong cơ chế giám sát cũng được nhấn mạnh trong nghiên cứu của

37

Epstein et al., (2010). Theo tác giả, việc HĐQT và cơ chế giám sát có chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được các hành vi tư lợi của những người điều hành công ty, từ đó sẽ hạn chế được những nguy cơ xấu xảy ra đối với công ty và các cổ đông.

Vận dụng này vào TTCK, lý thuyết này cho rằng ý chí và quản điểm của người điều hành trong tổ chức tác động đến quá trình tác nghiệp của KTV khi thực hiện nhiệm vụ, do đó sẽ tác động đến CLDVKT BCTC được công bố.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)