Tính độc lập của Kiểm toán viên

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 51 - 52)

6. Kết cấu đề tài

2.4.3. Tính độc lập của Kiểm toán viên

Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Trong kiểm toán có mối quan hệ đồng biến với chất lượng và uy tín kiểm toán, và một cuộc kiểm toán có chất lượng có sự liên kết tích cực với độ tin cậy của thông tin được kiểm toán.

Tuy nhiên, sự thân mật của KTV đối với khách hàng sẽ có nguy cơ làm KTV không duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mức và do vậy làm giảm tính khách quan của KTV. Ngoài ra, KTV có thể cảm thấy nhàm chán và xem việc kiểm toán như là một sự bắt chước đơn giản của các hợp đồng kiểm toán trước nên KTV sẽ ít chú tâm đến cuộc kiểm toán. Nhiệm kỳ KTV càng dài thì tính độc lập của KTV sẽ càng giảm và thậm chí có thể dẫn đến việc, KTV hỗ trợ khách hàng tích cực hơn trong việc áp dụng các lựa chọn kế toán mà những chính sách kế toán này không phù hợp CMKT. Điều này có thể đưa đến kết quả là, không phát hiện các gian lận hoặc sai sót trọng yếu. Do vậy, việc quy định bắt buộc về giới hạn nhiệm kỳ KTV được xem là biện pháp cải thiện CLDVKT bằng cách giảm sự ảnh hưởng của khách hàng lên KTV.

Người hành nghề kiểm toán cũng vậy, việc luôn giữ được đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc sẽ góp phần nâng cao CLDVKT và gây dựng được lòng tin của xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ giữa tính độc lập và thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV với CLDVKT. Baotham (2009) nghiên cứu tác động của tính độc lập, chất lượng, độ tin cậy dựa trên danh tiếng và thành công bền vững của các KTV công chứng (CPAs) ở Thái Lan. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp và CLDVKT. Cụ thể, KTV thực hiện mức độ cao hơn của sự hoài nghi nghề nghiệp nếu nhận thấy có nhiều khả năng đối đầu với một khách hàng hoặc thực hiện các thủ tục bổ sung khi bất thường (Shaub và Lawrence, 1996), hoặc nhận thấy có nhiều khả năng để phát hiện gian lận, ít tin tưởng vào khách hàng, và nhiều khả năng phải đầu tư ở mức độ cao đối với các nỗ lực trong quá trình kiểm toán (theo nghiên cứu của Phan Thanh

43

Hải, 2014). Kết quả cho thấy rằng tính độc lập là một trong những nhân tố ảnh hưởng trong mô hình.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)