0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Năng lực chuyên môn của Kiểm toán viên

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 52 -53 )

6. Kết cấu đề tài

2.4.4. Năng lực chuyên môn của Kiểm toán viên

Sự phát triển nhanh chóng của các công ty hoạt động đa ngành nghề đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi KTV tham gia kiểm toán có kiến thức trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Điều này đem lại ưu thế cho các DNKT có quy mô lớn khi họ có nhiều điều kiện để tuyển chọn những KTV có năng lực cùng với những kỹ thuật công nghệ hiện đại được áp dụng và những chương trình đạo tạo thường xuyên. Bên cạnh đó, kiến thức của từng chuyên ngành cụ thể được tích lũy thông qua khách hàng, nhiệm vụ được giao và kinh nghiệm nghề nghiệp về ngành nghề liên quan (Bonner,1990). Nhờ vậy, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ cuộc kiểm toán ngay cả trong nhiệm kỳ kiểm toán đầu tiên (Stanley & Todd DeZoort, 2007). Qua đó làm gia tăng CLDVKT, gia tăng sự tín nhiệm của thị trường và gián tiếp tác động đến giá phí kiểm toán. Nghiên cứu của Wang & Iqbal (2009) đã chỉ ra rằng những DNKT có quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chú trọng đến năng lực của nhân viên và có sự đầu tư cho việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên thì luôn có được chất lượng nhân viên tốt hơn, nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng nhiều hơn qua đó sẽ tác động tích cực đến giá phí kiểm toán, làm gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao CLDVKT (theo nghiên cứu của Eko Suyono, 2012).

Năng lực chuyên môn của KTV được thể hiện qua mức độ chuyên ngành là một chỉ số của CLDVKT, bởi vì các KTV am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế toán và việc trình bày, công bố thông tin tài chính và trong từng ngành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ khác nhau luôn có những vấn đề rủi ro kiểm toán đặc trưng ẩn chứa trong nó. Để chuyên môn hóa trong một lĩnh vực ngành nghề cụ thể thì các công ty kiểm toán thường đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật, phương tiện vật chất, nhân sự và hệ thống kiểm soát chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành mà mình chuyên sâu.

Mức độ tín nhiệm phụ thuộc vào chuyên môn hoặc khả năng của người thực hiện (Pornpitakpan, 2004). Người có chuyên môn cao thì khả năng xét đoán, tin tưởng sẽ khác người có chuyên môn thấp (O’Keefe, 2002). Sự tin tưởng còn phụ thuộc vào động cơ hoặc động cơ ảnh hưởng đến mục tiêu (O’Keefe, 2002; Birnbaum và Stegner 1979). Người hành nghề trong các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán này đòi

44

hỏi phải có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về chuyên môn và pháp luật, ngoài việc giúp khách hàng tuân thủ quy định pháp luật và chuẩn mực chuyên môn còn phải giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị khách hàng và nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng năng lực chuyên môn của KTV đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng KTĐL. Năng lực chuyên môn ở đây không chỉ là năng lực trong lĩnh vực kiểm toán và còn là những am hiểu trong những lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Những am hiểu này sẽ làm tăng cường khả năng phát hiện ra các sai sót, qua đó ảnh hưởng đến khả năng báo cáo các sai sót và làm gia tăng CLDVKT (Hammersley, 2006). Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ kiến thức và chuyên môn của KTV đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra những sai sót trong quá trình kiểm toán (Owhoso và cộng sự, 2002), và có ý nghĩa quyết định đến kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích (Wright và Wright, 1997) hay đánh giá các thành phần của rủi ro kiểm toán (Low, 2004; Hammersley, 2006; Maroney và Simnett, 2009) (theo nghiên cứu của Husam Al-Khaddash và cộng sự, 2013).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 52 -53 )

×