Giá phí kiểm toán

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu đề tài

2.4.2. Giá phí kiểm toán

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp chi phí (đặc biệt giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên thấp hơn dưới mức chi phí bỏ ra) sẽ ảnh hưởng đến CLDVKT.

41

Hạ thấp chi phí (lowballing) có thể dẫn đến quỹ thời gian và chi phí dự trù cho cuộc kiểm toán bị hạ thấp và điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng.

DeAngelo (1981) đã thiết lập mô hình phí kiểm toán năm đầu tiên (chi phí khởi động kiểm toán - start-up cost) với chi phí phát sinh liên quan đến việc thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp được kiểm toán. Mô hình này cho thấy, một công ty kiểm toán đương nhiệm có thể định ra giá phí kiểm toán dưới mức chi phí thực tế bỏ ra trong năm đầu tiên và sẽ thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai do thực hiện hợp đồng kiểm toán này. Ngoài ra, nhu cầu có được sự giảm giá cho năm đầu tiên để có được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng. Từ các mối quan hệ đó, DeAngelo đã đưa ra mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ kinh tế với khách hàng. Mối quan hệ kinh tế này có thể làm giảm tính độc lập của KTV và khi giảm tính độc lập sẽ làm suy giảm CLDVKT. Do vậy, phí kiểm toán sẽ tác động đến CLDVKT là ý kiến được nhiều nhà kinh tế ủng hộ (việc giảm phí kiểm toán thường đưa đến giảm CLDVKT).

Bên cạnh đó, DeAngelo (1981) chỉ ra rằng CLDVKT phụ thuộc vào tính độc lập và năng lực của KTV. Vì vậy, dịch vụ phi kiểm toán góp phần làm tăng kiến thức của KTV về khách hàng, qua đó làm tăng khả năng phát hiện sai sót trong BCTC (Ashton, 1991). Điều này được cho là do hiệu quả của việc “lan tỏa tri thức” từ việc thực hiện dịch vụ phi kiểm toán đến dịch vụ kiểm toán (Simunic, 1984). Phát hiện này phù hợp với kết quả các nghiên cứu của Antle và cộng sự (2002), Kinney và cộng sự (2004), Lennox (1999). Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng bên cạnh tác động tích cực đó thì dịch vụ phi kiểm toán đồng thời cũng làm giảm tính độc lập của KTV dẫn đến làm giảm CLDVKT (theo nghiên cứu của Myungsoo Son, 2005).

Nghiên cứu mối quan hệ giữa phí trả cho kiểm toán viên với chất lượng kiểm toán độc lập ở Mỹ giai đoạn 2000-2003, Rani, Arie và Charles (2007) đưa ra kết luận, yếu tố kinh tế quyết định hành vi của KTV, ảnh hưởng đến CLDVKT]. Douglas (2010) cho rằng, một số CTKT thực hiện cắt giảm giá phí kiểm toán để giữ chân khách hàng, duy trì tăng trưởng doanh thu hoặc mở rộng thị phần và điều này có thể làm suy giảm tính độc lập của KTV cũng như gây ra các vấn đề về CLDVKT. Nghiên cứu Madusanka (2015) về ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến CLDVKT, cũng cho rằng, giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên, từ đó ảnh hưởng

42

đến chất lượng DVKTĐL. Như vậy, dựa trên kết luận từ các kết quả nghiên cứu, giá phí kiểm toán là nhân tố có giá trị tác động đến CLDVKT

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)