Các đặc điểm chất lượng cơ bản của thông tin tài chính

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 27 - 36)

6. Kết cấu đề tài

2.1.2.Các đặc điểm chất lượng cơ bản của thông tin tài chính

Theo quan điểm của FASB

FASB (Financial Accounting Standards Board – Hội đồng chuẩn mực BCTC) được thành lập năm 1973 tại Mỹ, là tổ chức soạn thảo và ban hành các chuẩn mực về kế toán tài chính và BCTC cho các công ty tư nhân, công ty đại chúng và các tổ chức phi lợi nhuận tuân thủ theo hệ thống GAAP (Generally Accepted Accounting Principles – Những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận). FASB được Ủy ban chứng khoán Mỹ công nhận là hội đồng ban hành các chuẩn mực kế toán cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Ngoài ra, các chuẩn mực kế toán của FASB còn được rất nhiều tổ chức khác công nhận, trong đó có Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA). Theo quan điểm của FASB, đặc điểm chất lượng của thông tin trên BCTC được chia thành 2 nhóm là: Các đặc điểm cơ bản, bao gồm: tính thích hợp và đáng tin cậy; và các đặc điểm bổ sung, bao gồm: nhất quán và có thể so sánh được. Như vậy, thông tin tài chính cần có hai đặc điểm cơ bản sau:

• Thích hợp (Relevance): Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp người sử dụng có thể thay đổi quyết định của mình. Để đạt được tiêu chí, thông tin phải có giá

19

trị dự đoán hay đánh giá và kịp thời. Thông qua việc dự đoán hay đánh giá lại các dự đoán trong quá khứ, người sử dụng có thể thay đổi các dự đoán trước đó, dẫn đến việc thay đổi quyết định của mình. Bên cạnh đó, thông tin này phải được cung cấp kịp thời, tức là sẵn sàng cho người sử dụng trước khi thông tin này mất khả năng ảnh hưởng tới việc ra quyết định.

• Đáng tin cậy (Reliability): Thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực (faithful representation), khách quan (neutrality) và có thể kiểm chứng (verifiability). Trình bày trung thực tức là việc đánh giá để tạo thông tin và việc trình bày thông tin phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày. Trung lập hay khách quan nghĩa là thông tin không được thiên lệch nhằm tạo ra một kết quả đã định trước hay chịu ảnh hưởng của một tác động cá biệt nào đó nhằm thay đổi thông tin để tác động lên quyết định của người sử dụng theo một hướng định sẵn. Có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữa những người đánh giá có đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin tài chính phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày, hoặc phương pháp đánh giá tạo thông tin không có sai sót hoặc thiên lệch.

Theo quan điểm của IASB

Hội đồng chuẩn mực BCTC quốc tế (IASB – International Accounting Standards Board) là cơ quan soạn thảo chuẩn mực độc lập trực thuộc Tổ chức Chuẩn mực BCTC quốc tế (International Financial Reporting Standards Foundation - IFRS Foundation), được thành lập năm 2001, có trụ sở tại Anh. Hiện nay đã có gần 120 nước bắt buộc hoặc cho phép các công ty niêm yết trên thị trường nội địa áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) do IASB soạn thảo. Trong Khuôn khổ khái niệm (Conceptual Framework) được IASB ban hành năm 2010, mục tiêu của BCTC là nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các bên sử dụng báo cáo, đồng thời cho phép đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực kinh tế của ban quản trị doanh nghiệp. Thông tin tài chính được xem là hữu ích khi nó đáp ứng được một số đặc điểm về chất lượng hay còn được gọi là các yêu cầu cơ bản đối với thông tin kế toán tài chính. Để hữu ích, thông tin tài chính phải thích hợp (Relevance) và Trình bày trung thực hay Phản ánh trung thực (Faithful Representation). Đây là hai yêu cầu cơ bản để thông tin tài chính do BCTC cung cấp là hữu ích đối với những người sử dụng.

Yêu cầu về tính thích hợp của thông tin luôn là yêu cầu đầu tiên được IASB nhấn mạnh. Thông tin thích hợp là những thông tin có giá trị dự báo và giá trị xác

20

nhận. Có nghĩa là BCTC cung cấp các thông tin đầu vào cho qua trình dự đoán triển vọng tương lai và xác nhận hoặc điều chỉnh các đánh giá trước đó.

Đồng thời, BCTC phải phản ánh trung thực tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vị báo cáo. Để phản ánh trung thực, BCTC phải phản ánh đầy đủ, trung lập và không sai sót tình hình của đơn vị báo cáo. Trong đó, trung lập được hiểu là việc không thiên lệch trong lựa chọn chính sách kế toán và trong việc áp dụng các chính sách kế toán đã lựa chọn. Thông tin trung lập là không bị thành kiến, bị nhấn mạnh hoặc coi nhẹ, không bị điều chỉnh để có lợi hay gây hại cho người sử dụng thông tin và việc này phải được thực hiện một cách thận trọng. Nếu như trong bản sửa đổi Khuôn khổ khái niệm năm 2010, IASB đã đưa Thận trọng ra khỏi yêu cầu cơ bản đối với Kế toán, thì trong Dự thảo mới nhất về Khuôn khổ khái niệm năm 2015, yếu tố thận trọng lại được đưa vào để hỗ trợ cho tính trung lập. Thận trọng ở đây được hiểu là việc thực hiện một cách cẩn trọng khi xem xét, đánh giá trong điều kiện không chắc chắn. Thận trọng có nghĩa là tài sản, thu nhập không được đánh giá cao hơn; nợ phải trả, chi phí không được đánh giá thấp hơn. Đồng thời, Thận trọng không cho phép đánh giá thấp hơn tài sản và thu nhập; đồng thời không được đánh giá cao hơn nợ phải trả và chi phí. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách che giấu thu nhập hoặc thổi phồng nợ phải trả vì các mục đích giảm thuế thu nhập phải nộp hoặc mục đích quản trị khác, từ đó làm cho BCTC không còn “Trình bày trung thực” nữa.

Theo quan điểm của VAS

Việt Nam không có Khuôn khổ khái niệm cho kế toán riêng, mà các đặc điểm chất lượng thông tin kế toán được quy định rải rác trong các chuẩn mực kế toán. Trong VAS 01 – Chuẩn mực chung, phần “Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”, bao gồm: Trung thực, Khách quan, Đầy đủ, Kịp thời, Dễ hiểu và Có thể so sánh. Trong VAS21 – Chuẩn mực về Trình bày BCTC cũng quy định: “Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo BCTC cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:

• Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng • Đáng tin cậy, khi:

o Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

21

o Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng

o Trình bày khách quan, không thiên vị o Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

o Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu”

Có thể thấy, tính thích hợp và trình bày trung thực luôn là yêu cầu bắt buộc đối với thông tin trên BCTC. Nếu thông tin được cung cấp cho người sử dụng không thích hợp và không được trình bày trung thực thì không thể hỗ trợ người sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế, từ đó làm mất đi giá trị của thông tin cũng như giá trị của BCTC. Chính vì vậy, chất lượng BCTC có thể được đánh giá thông qua tính thích hợp và mức độ trung thực của thông tin kế toán. Dưới đây, tác giả giới thiệu một số mô hình được sử dụng để đánh giá hai đặc điểm chất lượng thông tin cơ bản trên.

2.1.3. Quan điểm đo lường CLDVKT

Một là: Đo lường theo quan điểm của người sử dụng

Đo lường chất lượng đầu ra tập trung đo lường sự gia tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCKT và BCTC được kiểm toán. Theo hướng này, CLDVKT được đo lường qua nhận thức của người sử dụng về CLDVKT, gồm:

Thứ nhất, nhận thức của nhà đầu tư trên thị trường kiểm toán (TTCK):

Để đo nhận thức của nhà đầu tư, các nghiên cứu thường sử dụng các đại diện là hệ số phản ứng thu nhập (ERC - Earning Response Coefficients), chi phí nợ và vốn. Các ERC là hệ số tương quan giữa thu nhập bất thường với những thay đổi trong giá cổ phiếu. Các nghiên cứu sử dụng ERC đo lường CLDVKT dựa trên giả thuyết các doanh nghiệp có kiểm toán chất lượng cao sẽ có hệ số ERC cao. Kết quả các nghiên cứu cung cấp bằng chứng hệ số ERC của các khách hàng thuộc nhóm Big N (đại diện CLDVKT cao) cao hơn đáng kể so với các khách hàng không thuộc nhóm Big N (Teoh và Wong, 1993). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng đại diện chi phí vốn và nợ dựa trên giả thuyết có mối quan hệ giữa CLDVKT với chi phí vốn và nợ của các doanh nghiệp ở những năm đầu là công ty đại chúng (doanh nghiệp trẻ). Giá cổ phiếu IPO của các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín là cao hơn, bởi vì nhà đầu tư đánh giá nó ít rủi ro hơn (Copley và Douthett, 2002). Họ cho rằng các doanh nghiệp thực hiện cuộc kiểm toán chất lượng cao có chí phí lãi vay thấp hơn, bởi người cho vay có thể thích các doanh nghiệp trẻ tạo uy tín để trả nợ thông qua

22

việc họ sử dụng kiểm toán có chất lượng cao; và một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng các doanh nghiệp kiểm toán bởi Big N có chi phí vốn và chi phí nợ thấp hơn so với các doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big N (Pittman và Fortin, 2004; Mansi và cộng sự, 2004).

Thứ hai, Nhận thức của Ủy ban kiểm toán.

Với phương pháp đo lường nhận thức của Ủy Ban kiểm toán (UBKT), các nhà nghiên cứu dựa trên thay đổi thị phần khách hàng của các công ty kiểm toán để kết luận về CLDVKT. Sự thay đổi trong thị phần khách hàng có thể là kết quả việc Ủy Ban kiểm toán UBKT miễn nhiệm KTV làm suy yếu khả năng thu hút và giữ chân khách hàng của công ty kiểm toán; do đó, kết quả nghiên cứu của DeAngelo (1981), Lennox (1999), Khurana và Raman (2004), Weber và cộng sự (2008) kết luận danh tiếng của công ty kiểm toán có thể giữ chân được khách hàng.

Ưu điểm của phương pháp đo lường nhận thức ở chỗ nó đo lường CLDVKT một cách toàn diện hơn so với các phương pháp đo lường chất lượng đầu ra khác, tuy nhiên nhược điểm là ít trực tiếp hơn. Nhất là đối với phương pháp đo lường nhận thức của nhà đầu tư, bởi vì ảnh hưởng của KTV đối với giá trị của công ty là tương đối nhỏ so với các yếu tố khác thuộc phạm vi công ty và nền kinh tế toàn cầu (DeFond và Zhang, 2014). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là: Đo lường theo quan điểm về tiêu chuẩn chất lượng thông tin BCTC kiểm toán

Thứ nhất, đo lường CLDVKT dựa trên khả năng phát hiện sai sót trọng yếu

Với giả thuyết cho rằng CLDVKT có mối quan hệ cùng chiều với khả năng phát hiện sai sót trọng yếu của kiểm toán viên sẽ có hai trường hợp:

(1) BCTC trình bày lại: BCTC bày lại là trường hợp báo cáo tài chính buộc phải điều chỉnh những sai sót sau khi đã phát hành;

(2) AAER thường được sử dụng để đo lường khả năng phát hiện sai sót trọng yếu, chẳng hạn các trường hợp ghi nhận trong bút lục của tòa án, chúng thuộc những trường hợp bị nghiêm cấm được ban hành trong Công báo thực thi Kế toán và Kiểm toán của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

Theo như kết quả kiểm tra 436 AAER đầu tiên (1982 -1993) của Dechow và cộng sự (1996) cho thấy, trong khoảng 12 năm có 165 trường hợp mô tả kiểm toán viên thiếu chất lượng, như vậy bình quân mỗi năm chỉ có 14 trường hợp. Hay kết quả

23

điều tra 1.485 AAER trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2003 của Francis (2004) kết luận đa số các AAER không hướng về kiểm toán viên. Theo DeFond và Zhang (2014), một phần trong số các trường hợp BCTC trình bày lại và AAER được xác định là có gian lận quản lý, đó là bằng chứng cho CLDVKT kém, bởi vì người sử dụng và các nhà điều hành luật pháp cho rằng phát hiện gian lận là trách nhiệm của KTV. Trường hợp BCTC trình bày lại và AAER được cho là những đại diện đo lường được trực tiếp chất lượng đầu ra, do chúng là những bằng chứng mạnh mẽ cho một CLDVKT kém vì đều được xem là sai lầm của kiểm toán viên, vì đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong khi BCTC còn có sai sót trọng yếu.

Thứ hai, đo lường CLDVKT dựa trên ý kiến kiểm toán sai

Ý kiến kiểm toán là phương tiện truyền thông trực tiếp của KTV với người sử dụng BCTC về quy trình kiểm toán và kết quả đầu ra của quy trình kiểm toán. Loại ý kiến kiểm toán “Going concern” (GC), truyền đạt đánh giá của kiểm toán viên về nghi ngờ đáng kể đến khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Hai trường hợp: (1) không đưa ra ý kiến GC khi có lý do xác đáng để đưa ra nó, và (2) đưa ra ý kiến GC khi không có lý do xác đáng, được sử dụng để đo lường chất lượng đầu ra. Cả hai trường hợp đều được xem là ý kiến sai lầm của kiểm toán viên và đó là bằng chứng của một CLDVKT kém bởi vì ý kiến GC sẽ làm cho khách hàng phải gánh chịu các chi phí nên các nhà quản lý có động cơ tạo ra những sức ép để kiểm toán viên đưa ra một ý kiến “sạch”. Nếu kiểm toán viên không vượt qua sức ép này sẽ làm mất đi tính độc lập, dẫn đến họ không đưa ra ý kiến GC khi có lý do xác đáng, do đó làm giảm CLDVKT.

Quan điểm của Kaplan và Williams (2013) cho rằng, kiểm toán viên có khuynh hướng phát hành GC nhiều hơn so với trường hợp thích hợp để làm giảm trách nhiệm pháp lý của họ. Quan điểm này được minh chứng bởi kết quả của các nghiên cứu trước đó. Như kết quả của Francis và Krishnan (2002) cho thấy, cứ mỗi 7 GC được phát hành chỉ có khoảng 1 công ty bị phá sản, có nghĩa là trung bình có 6/7 GC phát hành là sai lầm của kiểm toán viên. Sử dụng đại diện ý kiến GC để đo lường CLDVKT là phương pháp đo lường được trực tiếp CLDVKT, bởi ý kiến kiểm toán là sản phẩm đầu ra của quy trình kiểm toán. Tuy nhiên cũng giống như đại diện đo lường là báo cáo trình bày lại và AAER, ý kiến GC cũng rất ít được phát hành, điều này làm giảm ý nghĩa của kết quả nghiên cứu CLDVKT dựa trên đại diện này.

24

Thứ ba, đo lường CLDVKT qua chất lượng của BCTC

CLDVKT BCTC là một khái niệm khá rộng, các nhà nghiên cứu chủ yếu sử dụng thước đo hành vi chi phối thu nhập và hành vi chi phối thu nhập là việc sử dụng các kỹ thuật kế toán để có thể tạo lập BCTC với một bức tranh lạc quan quá mức về hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty so với thực tại. Một cuộc kiểm toán có chất lượng cao sẽ hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi chi phối thu nhập, bởi vì danh tiếng của nhà quản lý có thể bị tổn hại và giá trị của công ty sẽ giảm sút nếu báo cáo sai bị phát hiện và bị tiết lộ ra bên ngoài (Becker và cộng sự, 1998). Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là dựa trên mô hình dồn tích bất thường của Jones (1991). Các nghiên cứu sử dụng phương pháp này như của Becker và cộng sự (1998), Francis và cộng sự (1999), Zhou và Elder (2004); Chen và cộng sự (2011), Balsam và cộng sự (2003), Krishnan (2003), Reichelt và Wang (2010), Chi và cộng sự (2011).

CLDVKTBCTC (đã được kiểm toán) là một thành phần của CLDVKT, giả thuyết này dựa trên quan sát thực tế báo cáo tài chính là sản phẩm chung của nhà quản lý và kiểm toán viên (Magee và Tseng, 1990; Antle và Nalebuff, 1991). Vì vậy, mối liên hệ giữa CLDVKT và chất lượng BCTC là chặt chẽ và trực quan. Như vậy, khi mà CLDVKT được xem là một sự đảm bảo cao hơn tính trung thực và hợp lý của BCTC thì đo lường chất lượng BCTC là phương pháp thích hợp để đo lường CLDVKT.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 27 - 36)