CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLDVKTBCTC NHTM

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 48)

6. Kết cấu đề tài

2.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLDVKTBCTC NHTM

2.4.1. Quy mô của doanh nghiệp kiểm toán

Các nhà nghiên cứu (DeAngelo, 1981; Dopuch & Simunic, 1982; Deis & Giroux, 1992; Nichol & Smith, 1983; Wyer, White & Janson, 1988) đã công bố những phát hiện khác nhau trong mối quan hệ giữa quy mô của DNKT, năng lực của kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Những phát hiện này bao gồm sự khác biệt về: Chất lượng thực tế, chất lượng trong nhận thức và không có sự khác biệt về chất lượng.

Những nhà nghiên cứu ủng hộ cho việc phát hiện sự khác biệt về chất lượng thực tế cho rằng, quy mô DNKT có ảnh hưởng tới năng lực của KTV. Các DNKT có quy mô lớn hơn sẽ được coi là có năng lực kiểm toán tốt hơn và có thể nhận được phí kiểm toán cao hơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, vì vậy các công ty kiểm toán quy mô lớn có tiềm lực để thu hút các KTV có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cao để thực hiện kiểm toán hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về những DNKT có quy mô lớn như sau: (i) Thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả hơn vì họ có danh tiếng tốt hơn (DeAngelo - 1981); (ii) CLDVKT thể hiện ở số lượng và mức độ thực hiện các thủ tục kiểm toán của KTV và các DNKT đa dạng về chất lượng nguồn lực để đáp ứng các yếu cầu của khách hàng, điều này có nghĩa là CLDVKT thuộc về các DNKT có quy mô lớn (Dopuch & Simunic -1982); (iii) Các công ty kiểm toán nằm trong nhóm Big 8 thường ít bị kiện tụng hơn các công ty không thuộc nhóm này (Palmrose - 1988); (iv) Có nhiều các giấy tờ làm việc và hiệu quả hơn tại các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ (Deis & Giroux - 1992); (v) Có sự tuân thủ và chất lượng công bố thông tin cao hơn tại các DNKT không thuộc nhóm Big 5 có quy mô lớn khi so sánh với các công ty kiểm toán cũng không thuộc nhóm Big 5 có quy mô nhỏ hơn. Ngoài ra còn có khả năng phát hiện tốt hơn trong vấn đề về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng (Krishnan & Schauer - 2000); (vi) Các công ty kiểm toán Big 6 có nhiều khả năng hơn các DNKT không thuộc nhóm này trong việc đưa ra ý kiến về khả năng hoạt động liên tục (Mutchler & Hopwood - 1997).

Những nhà nghiên cứu ủng hộ cho phát hiện là không có sự khác biệt về CLDVKT trong thực tế giữa các công ty có quy mô khác nhau, tuy nhiên có sự khác biệt về CLDVKT trong nhận thức, cụ thể: (i) Giá phí kiểm toán trả cho dịch vụ kiểm

40

toán tại các công ty kiểm toán Big 8 cao hơn (Palmrose - 1986 và Francis&Simon - 1987); (ii) Khách hàng kiểm toán sử dụng dịch vụ kiểm toán của các DNKT Big 8 có giá cổ phiếu cao hơn (Menon & Williams - 1991); (iii) Các thông tin có liên quan đến các công ty kiểm toán Big 8 đáng tin cậy hơn các thông tin có liên quan đến các công ty kiểm toán không thuộc Big 8 (Jang & Lin - 1993). Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu không ủng hộ quan điểm về sự khác biệt của CLDVKT giữa các DNKT có quy mô khác nhau. Họ cho rằng, CLDVKT không có mối quan hệ với quy mô DNKT, không có một sự khác biệt đáng kể về giá phí kiểm toán giữa các công ty kiểm toán Big 8 và các công ty kiểm toán không phải Big 8 (Simunic, 1980). Theo Nichol & Smith (1983), việc chuyển từ một công ty kiểm toán quy mô nhỏ sang một DNKT Big 8 không tạo thêm lợi ích về cổ phiếu cho khách hàng kiểm toán. Hoặc, một kết quả nghiên cứu của Việt Nam cho biết, có sự ảnh hưởng này là không đáng kể trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình DNKT có quy mô vừa với loại hình DNKT có quy mô nhỏ (small-size audit firms) (theo nghiên cứu của Phan Thanh Hải, 2014).

Tuy nhiên trên thực tế, những DNKT lớn thường sẽ có hệ thống kiểm soát chất lượng tốt sẽ mang lại công việc kiểm toán có chất lượng cao. nghiên cứu của Deangelo (1981) chỉ ra rằng chất lượng kiểm toán có mối quan hệ với quy mô CTKT, các CTKT có quy mô lớn và danh tiếng hơn sẽ cung cấp DVKTĐL chất lượng tốt hơn ngay cả khi các KTV có khả năng kỹ thuật như nhau. Nghiên cứu của Lennox (1999) cũng đưa ra kết luận quy mô CTKT có mối quan hệ tích cực với CLDVKT. Xét về lý luận và thực tiễn, nếu cuộc kiểm toán BCTC được thực hiện và soát xét theo một quy trình chặt chẽ (ví dụ công việc kiểm toán và hồ sơ kiểm toán được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán, ban kiểm soát chất lượng, thành viên ban giám đốc…) thì sẽ hạn chế những sai phạm trọng yếu trong quá trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán, qua đó phát hành BCKT sẽ có chất lượng tốt hơn. Do đó, dù có một số nghiên cứu cho kết quả khác biệt nhưng phần lớn các nghiên cứu đều chứng minh rằng nhân tố quy mô của DNKT là một trong những nhân tố rất cơ bản, tiêu biểu để đo lường, đánh giá về chất lượng KTĐL. Vì thế, tác giả sử dụng nhân tố quy mô của DNKT là một trong những nhân tố ảnh hưởng trong mô hình.

2.4.2. Giá phí kiểm toán

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp chi phí (đặc biệt giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên thấp hơn dưới mức chi phí bỏ ra) sẽ ảnh hưởng đến CLDVKT.

41

Hạ thấp chi phí (lowballing) có thể dẫn đến quỹ thời gian và chi phí dự trù cho cuộc kiểm toán bị hạ thấp và điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng.

DeAngelo (1981) đã thiết lập mô hình phí kiểm toán năm đầu tiên (chi phí khởi động kiểm toán - start-up cost) với chi phí phát sinh liên quan đến việc thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp được kiểm toán. Mô hình này cho thấy, một công ty kiểm toán đương nhiệm có thể định ra giá phí kiểm toán dưới mức chi phí thực tế bỏ ra trong năm đầu tiên và sẽ thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai do thực hiện hợp đồng kiểm toán này. Ngoài ra, nhu cầu có được sự giảm giá cho năm đầu tiên để có được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng. Từ các mối quan hệ đó, DeAngelo đã đưa ra mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ kinh tế với khách hàng. Mối quan hệ kinh tế này có thể làm giảm tính độc lập của KTV và khi giảm tính độc lập sẽ làm suy giảm CLDVKT. Do vậy, phí kiểm toán sẽ tác động đến CLDVKT là ý kiến được nhiều nhà kinh tế ủng hộ (việc giảm phí kiểm toán thường đưa đến giảm CLDVKT).

Bên cạnh đó, DeAngelo (1981) chỉ ra rằng CLDVKT phụ thuộc vào tính độc lập và năng lực của KTV. Vì vậy, dịch vụ phi kiểm toán góp phần làm tăng kiến thức của KTV về khách hàng, qua đó làm tăng khả năng phát hiện sai sót trong BCTC (Ashton, 1991). Điều này được cho là do hiệu quả của việc “lan tỏa tri thức” từ việc thực hiện dịch vụ phi kiểm toán đến dịch vụ kiểm toán (Simunic, 1984). Phát hiện này phù hợp với kết quả các nghiên cứu của Antle và cộng sự (2002), Kinney và cộng sự (2004), Lennox (1999). Mặt khác, các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng bên cạnh tác động tích cực đó thì dịch vụ phi kiểm toán đồng thời cũng làm giảm tính độc lập của KTV dẫn đến làm giảm CLDVKT (theo nghiên cứu của Myungsoo Son, 2005).

Nghiên cứu mối quan hệ giữa phí trả cho kiểm toán viên với chất lượng kiểm toán độc lập ở Mỹ giai đoạn 2000-2003, Rani, Arie và Charles (2007) đưa ra kết luận, yếu tố kinh tế quyết định hành vi của KTV, ảnh hưởng đến CLDVKT]. Douglas (2010) cho rằng, một số CTKT thực hiện cắt giảm giá phí kiểm toán để giữ chân khách hàng, duy trì tăng trưởng doanh thu hoặc mở rộng thị phần và điều này có thể làm suy giảm tính độc lập của KTV cũng như gây ra các vấn đề về CLDVKT. Nghiên cứu Madusanka (2015) về ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến CLDVKT, cũng cho rằng, giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên, từ đó ảnh hưởng

42

đến chất lượng DVKTĐL. Như vậy, dựa trên kết luận từ các kết quả nghiên cứu, giá phí kiểm toán là nhân tố có giá trị tác động đến CLDVKT

2.4.3. Tính độc lập của Kiểm toán viên

Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Trong kiểm toán có mối quan hệ đồng biến với chất lượng và uy tín kiểm toán, và một cuộc kiểm toán có chất lượng có sự liên kết tích cực với độ tin cậy của thông tin được kiểm toán.

Tuy nhiên, sự thân mật của KTV đối với khách hàng sẽ có nguy cơ làm KTV không duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mức và do vậy làm giảm tính khách quan của KTV. Ngoài ra, KTV có thể cảm thấy nhàm chán và xem việc kiểm toán như là một sự bắt chước đơn giản của các hợp đồng kiểm toán trước nên KTV sẽ ít chú tâm đến cuộc kiểm toán. Nhiệm kỳ KTV càng dài thì tính độc lập của KTV sẽ càng giảm và thậm chí có thể dẫn đến việc, KTV hỗ trợ khách hàng tích cực hơn trong việc áp dụng các lựa chọn kế toán mà những chính sách kế toán này không phù hợp CMKT. Điều này có thể đưa đến kết quả là, không phát hiện các gian lận hoặc sai sót trọng yếu. Do vậy, việc quy định bắt buộc về giới hạn nhiệm kỳ KTV được xem là biện pháp cải thiện CLDVKT bằng cách giảm sự ảnh hưởng của khách hàng lên KTV.

Người hành nghề kiểm toán cũng vậy, việc luôn giữ được đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc sẽ góp phần nâng cao CLDVKT và gây dựng được lòng tin của xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ giữa tính độc lập và thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV với CLDVKT. Baotham (2009) nghiên cứu tác động của tính độc lập, chất lượng, độ tin cậy dựa trên danh tiếng và thành công bền vững của các KTV công chứng (CPAs) ở Thái Lan. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp và CLDVKT. Cụ thể, KTV thực hiện mức độ cao hơn của sự hoài nghi nghề nghiệp nếu nhận thấy có nhiều khả năng đối đầu với một khách hàng hoặc thực hiện các thủ tục bổ sung khi bất thường (Shaub và Lawrence, 1996), hoặc nhận thấy có nhiều khả năng để phát hiện gian lận, ít tin tưởng vào khách hàng, và nhiều khả năng phải đầu tư ở mức độ cao đối với các nỗ lực trong quá trình kiểm toán (theo nghiên cứu của Phan Thanh

43

Hải, 2014). Kết quả cho thấy rằng tính độc lập là một trong những nhân tố ảnh hưởng trong mô hình.

2.4.4. Năng lực chuyên môn của Kiểm toán viên

Sự phát triển nhanh chóng của các công ty hoạt động đa ngành nghề đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi KTV tham gia kiểm toán có kiến thức trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Điều này đem lại ưu thế cho các DNKT có quy mô lớn khi họ có nhiều điều kiện để tuyển chọn những KTV có năng lực cùng với những kỹ thuật công nghệ hiện đại được áp dụng và những chương trình đạo tạo thường xuyên. Bên cạnh đó, kiến thức của từng chuyên ngành cụ thể được tích lũy thông qua khách hàng, nhiệm vụ được giao và kinh nghiệm nghề nghiệp về ngành nghề liên quan (Bonner,1990). Nhờ vậy, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ cuộc kiểm toán ngay cả trong nhiệm kỳ kiểm toán đầu tiên (Stanley & Todd DeZoort, 2007). Qua đó làm gia tăng CLDVKT, gia tăng sự tín nhiệm của thị trường và gián tiếp tác động đến giá phí kiểm toán. Nghiên cứu của Wang & Iqbal (2009) đã chỉ ra rằng những DNKT có quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chú trọng đến năng lực của nhân viên và có sự đầu tư cho việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên thì luôn có được chất lượng nhân viên tốt hơn, nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng nhiều hơn qua đó sẽ tác động tích cực đến giá phí kiểm toán, làm gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao CLDVKT (theo nghiên cứu của Eko Suyono, 2012).

Năng lực chuyên môn của KTV được thể hiện qua mức độ chuyên ngành là một chỉ số của CLDVKT, bởi vì các KTV am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế toán và việc trình bày, công bố thông tin tài chính và trong từng ngành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ khác nhau luôn có những vấn đề rủi ro kiểm toán đặc trưng ẩn chứa trong nó. Để chuyên môn hóa trong một lĩnh vực ngành nghề cụ thể thì các công ty kiểm toán thường đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật, phương tiện vật chất, nhân sự và hệ thống kiểm soát chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành mà mình chuyên sâu.

Mức độ tín nhiệm phụ thuộc vào chuyên môn hoặc khả năng của người thực hiện (Pornpitakpan, 2004). Người có chuyên môn cao thì khả năng xét đoán, tin tưởng sẽ khác người có chuyên môn thấp (O’Keefe, 2002). Sự tin tưởng còn phụ thuộc vào động cơ hoặc động cơ ảnh hưởng đến mục tiêu (O’Keefe, 2002; Birnbaum và Stegner 1979). Người hành nghề trong các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán này đòi

44

hỏi phải có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về chuyên môn và pháp luật, ngoài việc giúp khách hàng tuân thủ quy định pháp luật và chuẩn mực chuyên môn còn phải giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị khách hàng và nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng năng lực chuyên môn của KTV đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng KTĐL. Năng lực chuyên môn ở đây không chỉ là năng lực trong lĩnh vực kiểm toán và còn là những am hiểu trong những lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Những am hiểu này sẽ làm tăng cường khả năng phát hiện ra các sai sót, qua đó ảnh hưởng đến khả năng báo cáo các sai sót và làm gia tăng CLDVKT (Hammersley, 2006). Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ kiến thức và chuyên môn của KTV đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra những sai sót trong quá trình kiểm toán (Owhoso và cộng sự, 2002), và có ý nghĩa quyết định đến kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích (Wright và Wright, 1997) hay đánh giá các thành phần của rủi ro kiểm toán (Low, 2004; Hammersley, 2006; Maroney và Simnett, 2009) (theo nghiên cứu của Husam Al-Khaddash và cộng sự, 2013).

2.4.5. Hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng nói riêng đều đòi hỏi phải có một hệ thống tổ chức, quản lý và kiểm soát tốt nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Mục tiêu hoạt động của NHTM chủ yếu tập trung vào khả năng sinh lời và ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Một số công trình nghiên cứu về KSNB các NHTM tại Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc vận dụng các bộ phận cấu thành của KSNB theo báo cáo COSO và Basel riêng biệt cho từng ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu định lượng xây dựng các mô hình KSNB tác động đến các mục tiêu kiểm soát ngân hàng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chưa có cách tiếp cận lý thuyết làm nền tảng nghiên cứu như lý thuyết đại diện, lý thuyết đối phó ngẫu nhiên và một số lý thuyết khác.

Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô tài sản, hệ thống mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hệ thống

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2246_010941 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)