CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.2. Thiết kế thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu
Qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, nghiên cứu này xác định được 6 nhân tố tác động đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam. Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ từ Likert 5 mức độ với (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, và (5) Rất đồng ý để đo lường (Cushing, 1989; Dye, 1991; DeAngle 1981, Copley & Doucet, 1993; Lennox, 1999; Ashbaugh, 2004; Mansi và công sự, 2004; Richard, 2006; Suseno, 2013; Defond & Zhang, 2014; Phan Văn Dũng, 2015 và Husam Al-Khaddash và cộng sự, 2013). Chúng tôi đã xây dựng Bảng hỏi với thang đo cho các biến như sau:
3 thang đo đo lường biến phụ thuộc CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam
4 thang đo đo lường biến độc lập: Quy mô DNKT;
3 thang đo cho biến độc lập: Giá phí kiểm toán;
4 thang đo cho biến độc lập: Năng lực chuyên môn của KTV;
3 thang đo cho biến độc lập: Tính độc lập của KTV;
4 thang đo cho biến độc lập: Hệ thống KSBN của các NHTM;
3 thang đo cho biến độc lập: KSCL đối với DNKT của các cơ quan quản lý Về kích thước mẫu, để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội thì kích thước mẫu tối thiểu là 100 và tỉ lệ quan sát/biến quan sát thường là 5:1 tức 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Một số quan điểm khác đề nghị tỉ lệ quan sát/biến quan sát là từ 2:1 đến 20:1 (Velicer&Fava,1998, theo Nguyễn Bích Liên, 2012). Dựa trên quan điểm tiếp cận này, nhóm tác giả đã lựa chọn tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 3:1, tức với 24 biến quan sát thì số mẫu thu thập cần là 78, nhưng để đảm bảo về số mẫu tối thiểu để thực hiện EFA và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội, nên kích thước mẫu cho nghiên cứu này là 102 được thu thập từ các KTV ở các DNKT khảo sát trực tuyến qua công cụ Google Docs hoặc phát phiếu khảo sát trực tiếp thu về ngay đến các đối tượng khảo sát. Bởi vì, KTV là những người tham gia trực tiếp vào cuộc kiểm toán hoặc trực tiếp KSCL của cuộc kiểm toán cũng như tiếp nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng của cuộc kiểm toán, vì vậy họ là người trực tiếp cảm nhận được các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL. Sau khi loại bỏ các bảng trả lời không phù hợp, các dữ liệu sau khi thu thập đã được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm
57
định các giả thuyết nghiên cứu. Độ tin cậy thang đo được kiểm tra theo hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên được chấp nhận.
Bảng 3.1: Mã hóa biến và thang đo của các biến trên mô hình của các nhân tố tác động đến CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam
Mã hóa biến
Biến quan sát
CLDVKT BCTC của các NHTM Việt Nam
CLDVKT1 NHTM được kiểm toán cảm thấy thỏa mãn với những lợi ích mà họ nhận được thông qua các dịch vụ được cung cấp bởi DNKT
CLDVKT2 Người sử dụng BCTC của NHTM được kiểm toán (nhà đầu tư, đối tác…) cảm thấy thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn
CLDVKT3 Dịch vụ được cung cấp bởi DNKT đã đáp ứng được yêu cầu của các qui định về kiểm toán và thỏa mãn khách hàng trong sự cân đối giữa chi phí và lợi ích để mang lại lợi nhuận cho công ty
Quy mô của DNKT
QM1 DNKT có quy mô lớn sẽ có quy trình kiểm toán tốt hơn nên mang lại CLDVKT cao hơn
QM2 DNKT lớn lo sợ thiệt hại về danh tiếng hơn DNKT vừa và nhỏ nên sẽ cung cấp CLDVKT cao hơn
QM3 DNKT lớn có trình độ nguồn nhân lực cao hơn nên có thể cung cấp CLDVKT cao hơn
QM4 DNKT lớn sử dụng công cụ kiểm toán hiện đại nên có thể cung cấp CLDVKT cao hơn
Giá phí kiểm toán
GP1 Giá phí kiểm toán thấp dẫn đến áp lực thời gian và làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các sai sót, gian lận trên BCTC, qua đó có thể làm suy giảm CLDVKT.
GP2 Giá phỉ kiểm toán của một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của DNKT sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV, dẫn đến nguy cơ làm giảm CLDVKT.
GP3 Áp lực cạnh tranh của thị trường khiến các DNKT có xu hướng giảm giá phí kiểm toán xuống thấp, dẫn đến các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết để phù hợp với giá phí, gây giảm CLDVKT.
Tính độc lập của KTV
ĐL1 Hình thành yếu tố tự thân về Tính độc lập của KTV góp phần nâng cao độ tin cậy của thông tin được kiểm toán
58
hành tốt hơn về tính độc lập, làm gia tăng CLDVKT.
ĐL3 Sự thận trọng đúng mức của các KTV trong quá trình kiểm toán giúp nâng cao CLDVKT.
Năng lực chuyên môn của KTV
NLCM1 Kiến thức và chuyên môn của KTV giúp KTV thực hiện kiểm toán tốt hơn, từ đó góp phần làm gia tăng CLDVKT.
NLCM2 KTV am hiểu về nhiều ngành nghề kinh doanh của khách hàng làm tăng khả năng phát hiện sai sót, gian lận trên BCTC trong quá trình kiểm toán, qua đó cung cấp CLDVKT cao hơn.
NLCM3 KTV tại DNKT có quy chế tuyển dụng đầy đủ, chặt chẽ sẽ có NLCM tốt hơn, mang lại CLDVKT cao hơn.
NLCM4 KTV được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành thường xuyên sẽ tăng khả năng đánh giá rủi ro kiểm toán, phát hiện sai sót và gian lận trên BCTC, nhờ vậy làm gia tăng CLDVKT.
Hệ thống KSNB của các NHTM
KSNB1 Hệ thống KSNB của NHTM giúp phát hiện ra các khiếm khuyết có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
KSNB2 Hệ thống KSNB của NHTM đảm bảo về khả năng tuân thủ quy trình từ đó góp phần gia tăng CLDVKT.
KSNB3 Hệ thống KSNB của NHTM đảm bảo khả năng phát hiện các vi phạm nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
KSNB4 Việc xem xét và đánh giá liên tục về Hệ thống KSNB của NHTM làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLDVKT.
KSCL đối với DNKT từ các cơ quản quản lý
KSCL1 KSCL từ bên ngoài chặt chẽ giúp DNKT nhận biết các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán làm gia tăng chất lượng KTĐL.
KSCL2 Các biện pháp xử phạt cứng rắn (cấm hành nghề, xử phạt tài chính…) đối với các trường hợp vi phạm sẽ làm giảm các hành vi vi phạm, qua đó cải thiện chất lượng KTĐL.
KSCL3 Trình độ chuyên môn và tính chính trực của các thành viên trong đoàn kiểm tra có liên quan mật thiết đến việc phát hiện các vi phạm của DNKT
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)