Giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi ở cảm hứng chủ đạo gắn vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của cao duy sơn (Trang 30 - 32)

B PHẦN NỘI DUNG

1.3. Khái quát về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn

1.3.1. Giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi ở cảm hứng chủ đạo gắn vớ

ảnh con người miền núi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn

Khảo sát ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy có ba kiểu loại cảm hứng nghệ thuật kết hợp thành cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm: đó là cảm hứng trữ tình hoài niệm khi nhân vật người trần thuật luôn dành cho thị trấn Cô Sầu - mảnh đất quê hương ông những thương nhớ và nâng niu trân trọng. Như chính lời của Cao Duy Sơn tâm sự trong cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 02 năm 2019, rất nhiều nhân vật trong truyện ngắn của ông có bóng hình của người thân, bạn bè, hàng

xóm và những người mà ông quen biết. Quả thực, mỗi nhà văn đều có một "vùng thẩm mỹ" quen thuộc của mình, và thường chỉ viết hay khi cày xới, gieo trồng những ý đồ sáng tác trên mảnh đất mà mình gắn bó máu thịt ấy. Bởi vậy, dù viết về đề tài nào, cho nhân vật di chuyển qua những không gian gần gũi hay xa xôi nào thì mảnh đất Cô Sầu thân thương kia, cùng những người dân miền núi vừa tài hoa vừa nặng trĩu nghĩa tình dù còn nghèo khó, vẫn là điểm đầu tiên xuất phát và cũng là nơi cuối cùng để trở về. Cảm hứng trữ tình hoài niệm luôn song hành, gắn kết với cảm hứng xót xa thương cảm dành cho những thân phận bi kịch đã làn nên chất thơ cho truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Đó là bao rưng rưng thương nhớ, yêu thương và ngậm ngùi xót xa dành cho Khơ và Dình trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời, thầy Hạc trong truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối, lão Sinh và cô Ếm trong truyện ngắn Chợ tình, Súc Hỷ và cô Dinh trong truyện ngắn Súc Hỷ, Khuề và Ban trong truyện ngắn Âm vang von hồn, Thim và Phón trong truyện ngắn Người săn gấu… Chất thơ không chỉ nằm trong những khung cảnh thiên nhiên và bản làng thơ mộng mà đặc biệt ẩn kín rồi tỏa sáng trong vẻ đẹp tâm hồn của những con người miền núi, dù chìm trong nghèo đói và bi kịch, dù mắc không ít lỗi lầm để sau khi gục ngã lại tiếp tục đứng dậy và đi tiếp. Chính vẻ đẹp tâm hồn mang tính lí tưởng hóa của họ mới là nơi cất giấu chất thơ đẹp đẽ nhất. Đặt vẻ đẹp thủy chung, nghĩa tình, dũng cảm ấy vào trong những hoàn cảnh mang tính thử thách khắc nghiệt, chúng ta mới cảm nhận rõ ràng và sâu sắc hơn về những con người miền núi được khắc họa bằng nguyên tắc lãng mạn hóa, phi thường hóa của chủ nghĩa lãng mạn. Với những bức tranh thiên nhiên - bản làng và hình tượng con người miền núi đẹp đẽ thơ mộng ấy, Cao Duy Sơn như không thể giấu kín tư tưởng, cảm xúc, tình cảm chủ quan của mình - một điều hết sức cần thiết và cũng là một nguyên tắc bắt buộc với hình tượng người trần thuật trong tác phẩm tự sự đích thực. Nhà văn như không thể nén nổi bao cảm xúc tình cảm yêu thương, xót xa đang nổi sóng dành cho những thân phận không may mắn, những số phận bi kịch. Hình tượng người trần thuật thi sĩ đã xuất hiện có nét tương đồng với cái tôi trữ tình trong tác phẩm thơ, và ở những tác phẩm đậm tính trữ tình ấy, sự thu hẹp, xóa nhòa, làm "mờ hóa" cốt truyện đã xuất hiện. Có truyện ngắn gần như không có cốt truyện như Mưa phố, Chích bông ơi, Cố nhân… mà trong đó chúng ta chỉ gặp những "lát cắt" của tâm trạng nhân vật. Sự xuất

hiện của hàng loạt những biểu tượng nghệ thuật đậm chất thơ, ngôn ngữ giàu tính nhạc và giàu hình tượng trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời đều là hệ quả tất yếu của sự kết hợp hai dòng cảm hứng nghệ thuật kể trên. Dòng cảm hứng thứ ba là cảm hứng phê phán, hướng về những kẻ thù của đồng bào các dân tộc miền núi như nhân vật Sài Vẳn trong truyện ngắn Người săn gấu, lão Khàng trong truyện ngắn Dưới chân núi Nục Vèn, đây là lũ "Chúa đất" tay sai của thực dân Pháp với sự tàn bạo, nham hiểm đã áp bức và bóc lột những người dân nghèo miền núi cả về thể xác và tinh thần. Cảm hứng phê phán cũng hướng về những thói hư, tật xấu của những con người tha hóa như nhân vật ông Kình trong truyện ngắn Hấp hối, nhân vật Sìu trong truyện ngắn

Song sinh, Làn Dì trong truyện ngắn Thằng Hoán, lão Vược trong truyện ngắn

Những cuộc báo thù cuối cùng, Ký trong truyện ngắn Những đám mây hình người. Cảm hứng phê phán dành cho những đối tượng kể trên đã dẫn dắt ngòi bút của nhà văn viết lên những trang văn đậm chất văn xuôi. Đó là sự chân thực, cụ thể, điển hình của nhân vật, sự kiện, tình tiết và các tình huống truyện, đặc biệt đã tạo ra thứ ngôn ngữ văn xuôi mà trong đó hình tượng người trần thuật thi sĩ đã "biến mất", để nhường chỗ cho hình tượng người trần thuật khách quan giấu kín tư tưởng, cảm xúc tình cảm chủ quan của mình.

Với cảm hứng trữ tình hoài niệm, cảm hứng cảm thương xót xa và cảm hứng phê phán, một phương diện quan trọng nhất trong nội dung của tác phẩm văn học nói chung và của tác phẩm tự sự nói riêng, nếu ví tác phẩm văn học là một "cơ thể" thì cảm hứng nghệ thuật là "trái tim" của cơ thể đó. Cảm hứng nghệ thuật thuộc bình diện nội dung của tác phẩm, nhưng nó chi phối và quyết định sự hình thành cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm, mọi bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật khác đều chịu sự quyết định của cảm hứng nghệ thuật. Ba loại cảm hứng nghệ thuật kể trên trong truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của cao duy sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)