Chất thơ và chất văn xuôi trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của cao duy sơn (Trang 32 - 78)

B PHẦN NỘI DUNG

1.3.2.Chất thơ và chất văn xuôi trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao

1.3. Khái quát về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn

1.3.2.Chất thơ và chất văn xuôi trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao

1.3.2. Chất thơ và chất văn xuôi trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao Duy Sơn Duy Sơn

Ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã xây dựng thành công một thế giới nghệ thuật mang phong cách văn hóa miền núi. Ngay cả những truyện ngắn đưa chúng ta tới

những không gian xa xôi như Đà Lạt trong truyện ngắn Hoa Mộc Vương thì nhân vật trung tâm của nó sẽ ra đi từ Cô Sầu, và cũng sẽ trở về với thị trấn miền núi nhỏ bé này. Trong thế giới nghệ thuật miền núi rộng lớn ấy, mỗi truyện ngắn khắc họa một tiểu không gian nghệ thuật như những bộ phận nằm trong chỉnh thể chung. Trong thế giới nghệ thuật này, chất thơ được biểu hiện trong hình tượng người trần thuật thi sĩ, bộc lộ trực tiếp thế giới nội cảm của mình với các truyện ngắn Người ở muôn nơi, Chợ tình,

Bong bóng ngoài mưa, Cố nhân, Chích bông ơi. Người trần thuật khách quan của tác phẩm tự sự xuất hiện trong những truyện ngắn Mùa én gọi bầy, Nơi đây không một bóng người, Âm vang vong hồn, Thằng Hoán, Dưới chân núi Nục Vèn, Người săn gấu… Ở phương diện cốt truyện chúng tôi thấy chất thơ xuất hiện trong những truyện ngắn trữ tình hầu như không có cốt truyện, hoặc đã bị xóa mờ cốt truyện, gắn bó với hình tượng người trần thuật thi sĩ trong các tác phẩm kể trên. Chất văn xuôi đã xuất hiện trong các cốt truyện có cấu trúc chuẩn mực theo quan niệm truyền thống của tác phẩm tự sự với các bước “giới thiệu” - “thắt nút” - “phát triển” - “đỉnh điểm” - “mở nút” - “vĩ thanh”. Kiểu cốt truyện mang tính quy phạm này lại gắn bó với hình tượng người trần thuật khách quan trong các tác phẩm kể trên. Phương diện quan trọng nhất của hình thức biểu hiện trong tác phẩm văn học nói chung và trong tác phẩm tự sự nói riêng là ngôn ngữ nghệ thuật, đó là ngôn ngữ nghệ thuật có sự song hành, gắn kết giữa ngôn ngữ giàu chất thơ và ngôn ngữ văn xuôi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Ngôn ngữ giàu chất thơ là ngôn ngữ giàu tính nhạc, biểu cảm - giàu hình tượng, sử dụng với tần xuất cao các biện pháp tu từ và bao giờ cũng gắn bó với cái đẹp, cái cao cả ở mức độ lí tưởng. Đó là lời tỏ tình, đối thoại giữa Khơ và Dình trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời. Đó là những suy tư về cuộc sống của nhân vật chính trong truyện ngắn Hoa Mộc Vương, là ngôn ngữ và độc thoại nội tâm của nhân vật thầy Hạc trong truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối, là lời độc thoại nội tâm ở cuối tác phẩm Chợ tình của nhân vật lão Sinh, là những đoạn trữ tình ngoại đề thật mơ mộng trong những truyện ngắn: Cố nhân, Hoa Mộc Vương, Bong bóng ngoài mưa… Ngược lại với ngôn ngữ giàu chất thơ là ngôn ngữ văn xuôi trần tục, đời thường mang tính khách quan hóa và cá thể hóa. Ngôn ngữ ấy phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống truyện mà nhân

vật ấy đang phải trải qua. Đó là tiếng chửi nhau của Hử và Ký trong truyện ngắn

Những đám mây hình người, là tiếng chửi và hành động thô bạo trong cơn ghen của nhân vật Dồ đối với tình địch là nhân vật Soóng trong truyện Hòn bi đá màu trắng, đó là ngôn ngữ kèm theo những hành động thô tục của lão Lử và lão Kỵ khi bắt gặp Khuề và Ban tình tự trong truyện ngắn Âm vang vong hồn… Phương diện cuối cùng trong thế giới nghệ thuật kể trên là các biểu tượng nghệ thuật có sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi. Biểu tượng vốn là thế mạnh và cũng là đặc trưng của tác phẩm trữ tình, được hình thành do dung lượng tác phẩm trữ tình thường ngắn, tính hàm súc đến cao độ là một yêu cầu nghệ thuật bắt buộc. Nhiều bài thơ hay chỉ cần xây dựng một biểu tượng trung tâm và có thể ví đó như "Mặt trời", mọi thi ảnh và ngôn từ khác chỉ như tia sáng tỏa ra từ mặt trời ấy. Đó là màu đỏ bi hùng trong bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ, đó là hình tượng Bác không ngủ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa anh hùng vừa nghệ sĩ của Quang Dũng… Nhưng các tác phẩm tự sự cũng xây dựng những biểu tượng nghệ thuật của mình, đặc biệt các nhà văn viết truyện ngắn thường xây dựng những biểu tượng hàm súc, đa nghĩa để làm tăng thêm tính biểu cảm, sự "bùng nổ" liên tưởng và tưởng tượng cho người đọc, do kích cỡ khiêm tốn của truyện ngắn vốn không cho phép tác giả viết dài. Bởi vậy, giữa truyện ngắn và thơ có sự gần gũi bởi tính hàm súc cao độ cũng như ý đồ nghệ thuật xây dựng các biểu tượng thành một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhất. Các biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn cũng mang ý nghĩa và vai trò như thế: Đó là những biểu tượng giàu chất thơ như cơn mưa trong truyện ngắn Bong bóng ngoài mưa, loài hoa Mộc Vương trong truyện ngắn Hoa Mộc Vương, ngôi nhà của thầy Hạc trong truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối, Cỗ xe ngựa cũ trong truyện Hoa bay cuối trời, hàng rào đá và lời hẹn ước trong truyện ngắn Cố nhân, nấm mộ nhỏ cho chim Chích bông trong truyện ngắn

Chích bông ơi… Bên cạnh những biểu tượng giàu chất thơ ấy là những biểu tượng giàu chất văn xuôi với sự trần tục, đời thường không lãng mạn hóa, không lí tưởng hóa. Đó là tiếng thanh la của Lão Khuề trong truyện ngắn Âm vang vong hồn, ngôi nhà của Thùng bị chính chủ nhân đốt cháy trong truyện ngắn Mùa én gọi bầy, biểu

tượng giếng nước trong truyện ngắn Hấp hối, ngôi nhà sụp đổ tan hoang trong truyện ngắn Thằng Hoán… Nếu so sánh với các nhà văn Việt Nam đương đại khác, sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn có một số đặc điểm nổi bật tạo nên sự khác biệt: - Bản sắc văn hóa Tày đã có sự tiếp biến mạnh mẽ với văn hóa Việt để tạo ra sự kết tinh đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc bởi vẻ đẹp văn hóa vừa “lạ” vừa “quen”, Cao Duy Sơn đã sớm định hình một phong cách nghệ thuật độc đáo trong sáng tác của mình - một phong cách nghệ thuật vừa truyền thống vừa hiện đại; Chất thơ trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn tương đối “đậm đặc”, xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên, bản làng miền núi, đặc biệt trong vẻ đẹp tâm hồn con người miền núi dũng cảm, tài hoa, tình nghĩa thủy chung.

Như vậy, sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi hiện diện lúc trực tiếp, lúc gián tiếp trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn ở cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu hiện. Dù ở phương diện nào thì bao giờ nó cũng "cắm rễ" sâu thẳm vào bản sắc văn hóa Tày, in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chính đặc điểm kể trên là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thành công của tác phẩm, qua đó khẳng định đóng góp của nhà văn vào thành tựu chung của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, chúng tôi đã khái lược những trí thức cơ bản về hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học nói chung và sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong bộ phận văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng. Từ đổi mới 1986 đến nay, sự giao thoa thể loại văn học ấy diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp, là minh chứng cho không khí dân chủ và tinh thần đối thoại của xã hội Việt Nam hôm nay. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn biểu hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ trong xu thế cách tân nghệ thuật của các nhà văn. Vấn đề thứ hai mà chúng tôi tập trung giới thiệu là cuộc đời, quá trình sáng tác, quan điểm sáng tác và khái quát về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Một trong những lí do dẫn đến thành công trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn là sự hòa trộn thật đẹp đẽ và kì diệu giữa chất thơ và chất văn xuôi, giữa bức tranh thiên nhiên - xã hội cùng những mảnh đời bi kịch, gần gũi và thân thuộc như cuộc sống đang diễn ra quanh chúng ta với vẻ đẹp lí tưởng hóa, lãng mạn hóa tỏa sáng từ thiên nhiên, bản làng, và đặc biệt tập trung ở những con người miền núi có tấm lòng nhân ái và hành động cao cả dù bị vùi dập trong những hoàn cảnh bi kịch. Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn được đặt vào dòng chảy chung văn xuôi Việt Nam đương đại, để từ đó khẳng định hiện tượng giao thoa thể loại là một hiện tượng mang tính quy luật và phổ quát trong văn học Việt Nam cũng như trong văn học thế giới.

Chương 2.

SỰ GIAO THOA GIỮA CHẤT THƠ VÀ CHẤT VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠN

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Hàng loạt truyện ngắn xuất sắc trong ba tập truyện ngắn: Những đám mây hình người (năm 2002); Những chuyện ở lũng Cô Sầu (năm 2003); Ngôi nhà xưa bên suối (năm 2008) của nhà văn Cao Duy Sơn khiến cho người đọc say mê, và được các nhà nghiên cứu - phê bình văn học quan tâm tìm hiểu và đánh giá cao. Nguyên nhân nào đã dẫn đến thành công ấy? Có thể kể đến nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân quan trọng là trong nội dung các tác phẩm ấy, bức tranh thiên nhiên và bản làng cùng hình ảnh con người miền núi thường được xây dựng với hai sắc thái thẩm mĩ tương phản mà gắn bó: vừa gân guốc dữ dội với chất văn xuôi của tác phẩm tự sự, vừa thơ mộng và mang vẻ đẹp lí tưởng với chất thơ của tác phẩm trữ tình.

2.1. Bức tranh thiên nhiên - bản làng với hai sắc thái thẩm mỹ tương phản mà hòa hợp gắn kết

Sau khi khảo sát ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy nhà văn ít khi miêu tả những “đại cảnh” mà chỉ phác họa những “tiểu cảnh” bằng bút pháp “chấm phá” như cách vẽ tranh “thủy mặc” của hội họa cổ điển phương Đông. Nhưng trong những tiểu cảnh về thiên nhiên, bản làng của đồng bào vùng cao thường có hai sắc thái thẩm mĩ vừa tương phản, vừa hòa hợp gắn kết: sắc thái thẩm mĩ thơ mộng của chất thơ bên sắc thái thẩm mĩ xù xì, thô nhám của chất văn xuôi. Nếu chất văn xuôi được miêu tả bằng nguyên tắc cụ thể, chân thực và điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực thì những đối tượng thẩm mĩ gắn với chất thơ đã được miêu tả bằng nguyên tắc lí tưởng hóa, lãng mạn hóa của chủ nghĩa lãng mạn, không chỉ với những bức tranh thiên nhiên và bản làng miền núi mà với cả những hình tượng con người miền núi, hệ thống các hình ảnh nghệ thuật đắt giá đi cùng với nó, vừa làm đầy đặn thêm, vừa làm sáng tỏ tính cách của nhân vật cũng tuân thủ theo hai nguyên tắc nghệ thuật kể trên.

Trong truyện ngắn Nơi đây không một bóng người, một không gian rừng núi ghê rợn đậm chất văn xuôi xuất hiện gắn với một hủ tục tàn nhẫn được người Tày gọi là Phly Piài: “Chị bỗng hoảng sợ khi tưởng tượng đứa con sẽ bị quyệt chàm lên mặt, đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứ trong đó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên một ngọn cây, phơi nắng, phơi sương cho chết thôi, chết mục. Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt đến mời lũ quạ về rỉa róc. Không! Không thể như thế được, chị đã từng được thấy những đứa trẻ mới lọt lòng khi trên thân thể nó mang những nét dị tật khác người, đều chung cái số phận như những đứa trẻ bị chết khi chưa được một tháng tuổi…” [65, trang 74]. Đó là hủ tục mang những đứa trẻ dị dạng khi sinh ra treo lên ngọn cây trong khu rừng cấm và bị bỏ mặc cho tới chết. Chất thơ với nguyên tắc lí tưởng hóa không chấp nhận những hình ảnh khủng khiếp này. Trong truyện ngắn Bong bóng ngoài mưa, bức tranh thiên nhiên dữ dội xuất hiện có ý nghĩa biểu tượng cho những giông bão sắp xuất hiện, phá tan hạnh phúc gia đình của nhân vật: “…I…ì…i… ầm, sấm sét như những loạt đại bác nã xuống mặt đất dữ dội. Bầu trời màu chì như bị giật tung bởi những tia chớp lóe lên xanh lét. Mưa bắt đầu trút xuống(…) Dãy núi Kỳ Sầm mờ mịt trong màu mưa trút xuống như thác” [65, trang 103]. Còn truyện ngắn Mưa phố thì hình ảnh giông bão, mưa lớn lại xuất hiện tượng trưng cho những thử thách mà nhân vật phải vượt qua cùng những giằng xé dữ dội với bao hối hận trong tâm hồn của nhân vật Pẩu:

“Phía phố huyện Cô Sầu những đám mây đen mọng nước bất ngờ đùn lên lấp kín một góc trời, báo hiệu một trận mưa lớn sắp đổ xuống. Trong luồng gió bạt ngược tóc, Pẩu ôm chặt con cắm cúi bước như chạy. Phải chạy, chạy thật nhanh. Gã hổn hển, thì thầm bên tai con…”.[65, trang 194].

Một tiểu cảnh mang tên “rừng động” đã xuất hiện trong truyện ngắn Người săn Gấu, với sự cụ thể, chân thực của chất văn xuôi: “Đã hơn năm ngày đêm những ngọn lửa bắt đầu từ đâu đó đang liếm vào những khu rừng, thỉnh thoảng một cơn gió thổi đến làm cái lưỡi đỏ máu cong tớn bốc cao lên những ngọn cây cao vút (…) Không khí căng thẳng chùm lên khắp nơi. Không ai dám ra cửa lúc trời nhá nhem”.

[66, trang 12,13]. Khung cảnh rừng động ấy cho thấy thiên nhiên đang tàn lụi dần trước sự tàn phá khủng khiếp của con người. Vẫn sử dụng nguyên tắc cụ thể, chân

thực và điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực, trong truyện ngắn Tượng trắng, nhà văn miêu tả một bản làng đặc biệt có tên làng hủi xuất hiện bên bờ suối, nơi ấy tập hợp những số phận đang gánh chịu khổ đau và bi kịch tận cùng: "Chỉ trong một ngày, ngay cạnh họ đã hình thành một cái làng. Một cái làng gồm toàn những người hủi sống với nhau. Họ là đàn ông, đàn bà, già trẻ cùi cụt và tróc lở bị con người xua đuổi trôi dạt lang thang dồn tụ lại với nhau (…). Giống như bức tranh sống động và điêu tàn, những con bệnh quấn quýt bên nhau, che chở cho nhau nồng nhiệt và thân ái như anh em cùng nhau sinh ra từ một mẹ hủi vĩ đại". [66, trang 118].

Nhưng bên cạnh những bức tranh thiên nhiên và bản làng miền núi được miêu tả chân thực kể trên còn là những tiểu cảnh đậm chất thơ trong thiên nhiên, xóm làng của những con người vùng cao chất phác, mộc mạc nhưng cũng rất tài hoa. Đó là vẻ đẹp lãng mạn của bức tranh thiên nhiên hiện về trong hồi ức của nhân vật Khơ trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời: "Khơ nhìn sâu vào mắt nàng. Ở đó nườm nượp những người đang đổ về lễ hội pháo hoa Pác Gà; những gốc đào nở hoa thắm đỏ, con suối xuân trong vắt và giá buốt; chiếc vòng đỏ đeo vào cổ tay trắng tròn của nàng… Ngày xưa, ngày xưa như hiện về trong đôi mắt nàng cười". [63, trang 130]. Trong bức tranh tươi đẹp ấy, chúng ta gặp sự "phối màu" tài hoa của người nghệ sĩ ngôn từ Cao Duy Sơn: màu thắm đỏ của hoa đào, màu xanh trong của con suối mùa xuân, màu đỏ của chiếc vòng kỉ niệm, màu trắng của cổ tay trắng tròn của người yêu… Tất cả hợp lại thành một màu kỉ niệm như đã được chạm khắc vào kí ức của nhân vật Khơ, rồi đi theo ông suốt chiều dài năm tháng.

Truyện ngắn Hòn bi đá màu trắng cũng xuất hiện những trang văn sử dụng bút pháp chấm phá để vẽ bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp trữ tình: "Ven rừng con thú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của cao duy sơn (Trang 32 - 78)