Hình ảnh nghệ thuật đắt giá mang chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của cao duy sơn (Trang 78 - 83)

B PHẦN NỘI DUNG

3.4.1.Hình ảnh nghệ thuật đắt giá mang chất thơ

3.4. Các hình ảnh nghệ thuật đắt giá mang hai sắc thái thẩm mĩ tương phản

3.4.1.Hình ảnh nghệ thuật đắt giá mang chất thơ

Trong văn xuôi, để xây dựng thành công bức tranh thiên nhiên và những bức tranh xã hội, đặc biệt để khắc họa một cách sống động hình tượng con người - những nhân vật sẽ hoạt động trong không gian thiên nhiên và xã hội kia, các nhà văn bao giờ cũng tìm tòi, xây dựng hệ thống các hình ảnh nghệ thuật nhằm tạo dựng chân dung nhân vật, và để vẽ lên những bức tranh thiên nhiên - xã hội làm “sân khấu” cho các nhân vật bước ra, rồi nói năng, hành động, gặp gỡ với nhau để yêu thương hoặc xung đột, Cao Duy Sơn cũng thế. Nhưng trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, các hình ảnh nghệ thuật đắt giá xuất hiện trong xu thế tương phản về sắc thái thẩm mĩ: hoặc thấm đẫm chất thơ với nguyên tắc lãng mạn hóa, hoặc mang chất văn xuôi với nguyên tắc điển hình hóa. Với hệ thống các hình ảnh nghệ thuật đắt giá, giàu chất thơ, chúng tôi bắt gặp trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời hàng loạt hình ảnh mang phẩm chất thẩm mĩ ấy: Đó là hình ảnh nụ hôn đầu tiên của Khơ và Dình đẹp như nốt nhạc đầu tiên mở đầu bản tình ca: “Hai tay Khơ đỡ khuân mặt của nàng, anh nhìn thấy những giọt mưa xuân đọng trên tóc và lông mày của nàng. Những giọt mưa xuân trong như ngọc chợt nhòa đi trong nụ hôn đắm đuối. Chỉ hôn thôi, những nụ hôn thật lâu. Nàng chợt thấy trong người như có một dòng sông ăm ắp trôi, cùng tiếng lượn Hèo phươn vang lên trong vắt. Tiếng lượn ngân nga và đắm đuối quyến rũ nàng và nàng cứ muốn chìm mãi, chìm mãi trong âm thanh dịu êm” [63, trang 110]. Khi chia tay nhau ở buổi chiều tan hội, tâm trạng của Dình cũng được lãng mạn hóa:

“Khơ ơi, kể từ nay một ngày không nhìn thấy anh là một ngày thế gian này không có nắng, không có gió, rừng không có hoa nở và không cả tiếng chim hót… Anh hãy sớm trở về đây để cho em được nhìn thấy mặt. Trên đời này em chỉ biết nhớ thương có một Khơ thôi”. [63, trang 112]. Nhưng đặc biệt nhất và có lẽ cũng gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc là hình ảnh Khơ dắt ngựa đưa cỗ xe đi thật êm trên con đường nhỏ bên rặng đào, Dình cất tiếng cười trong veo, đưa bàn tay lên đón cánh đào rơi rồi bất ngờ bàn tay buông xuống… Một kết thúc vừa đẹp đẽ, vừa bi kịch khiến người đọc vừa xót xa vừa ngưỡng mộ tình yêu thủy chung của họ. Những hình ảnh nghệ thuật đắt giá như thế không chỉ khắc họa chân dung ngoại hình, “đánh dấu” những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của nhân vật, mà còn là những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt, xuất hiện như những “cửa sổ” để chúng ta có thể nhìn sâu vào

diễn biến tâm trạng của nhân vật, dõi theo những cung bậc tình cảm, cảm xúc của nhân vật với bao nhiêu buồn vui, hạnh phúc và khổ đau.

Trong truyện ngắn Chợ Tình, để khắc họa tình yêu chủy chung của lão Sinh dành cho cô Ếm, tác giả đã xây dựng nhiều hình ảnh nghệ thuật đắt giá, giàu chất thơ. Nhưng hình ảnh lão Sinh châm lửa hóa đôi giày vải là kỉ vật tình yêu mang theo mấy chục năm trời là hình ảnh tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất, bởi vì khi ngọn lửa cháy lên và đôi giày vải chỉ còn tàn tro thì cũng là lúc ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh nghệ thuật này xuất hiện: Đôi giày vải đã cháy và bàn chân của nhân vật lão Sinh sẽ không đến điểm hẹn nữa khi cô Ếm đã rời xa dương thế. Nhưng tình yêu đẹp đẽ, thủy chung của họ sẽ đi tiếp những bước chân vô hình của nó trong tâm hồn người đọc, rồi hướng người đọc đi theo nó về phía Chân - Thiện - Mỹ.

Đặc biệt trong truyện ngắn Những đám mây hình người, chúng tôi quan tâm đến hai hình ảnh nghệ thuật được khắc họa bằng nguyên tắc lãng mạn hóa: Đó là hình ảnh nhân vật Ký ngắm nhìn Lơ tắm như ngắm nhìn một nghi thức thanh tẩy mọi ô uế đã phủ lên thân xác của cô gái này: “Gã mơ màng. Trong mắt gã phía góc bếp sau tấm vải hồng Lơ đang chậm rãi vục gáo múc nước xối nhẹ lên mái tóc, nước tràn lan trên thân thể thon thả, mịn màng của nàng. Khoảnh khắc tất cả đều hóa một màu trắng dịu dàng, thanh khiết” [65, trang 63]. Dù phải bán thân để mưu sinh trong hoàn cảnh đói nghèo, dù phải chung chạ với bao gã đàn ông, Lơ vẫn dành trọn vẹn tình yêu và sự đợi chờ cho Ký, đúng như cô nói đại ý: Thân xác thuộc về nhiều người, nhưng tình yêu chỉ dành cho một người, thì ra sự cao thượng, nhân ái, dù nhỏ nhoi vẫn như một ánh sao không tắt trên bầu trời cuộc đời đầy dông bão của nhân vật Lơ. Hình ảnh nghệ thuật thứ hai là nồi nước tắm của Lơ cũng được thi vị hóa, như đã được trộn hòa cả hạnh phúc và khổ đau của kiếp người, để rồi trở thành một thứ nước thần kì diệu, có khả năng gột rửa mọi nhơ nhớp cho thân thể đã vấy bùn của người con gái tội nghiệp ấy:

“Thân chẳng còn nguyên vẹn nó đã nhuốm mồ hôi bao gã đàn ông, dơ bẩn quá rồi! nếu anh đồng ý em muốn được tẩy rửa, anh hãy ngồi đây chờ em. Âm thanh thầm thì nhẹ như gió thu thổi đến từ một miền lũng xa khiến đầu óc Ký mê man như bị thôi miên. Gã mơ màng nhìn nàng thả vào nồi nước đang sôi trên bếp một nắm hoa cúc

khô vàng, rồi lại một nắm hoa đào tháng ba đỏ bầm như những giọt máu cô đặc, cuối cùng bàn tay thon hồng của nàng buông những bông bưởi trắng muốt như những chú chim câu bé xíu lao mình xuống những bong bóng nước quên sinh. Cả ba màu vàng, trắng, đỏ phút chốc nở tung trên mặt nước tỏa hương quyến rũ” [65, trang 63]. Còn trong truyện ngắn Người ở muôn nơi, khi tám anh em đói khát và đã cận kề cái chết, chúng cầu Chúa nhưng Chúa không đến cứu giúp, và những người xung quanh cũng không ai chìa bàn tay nhân ái để cưu mang thì một phép màu kì diệu đã xuất hiện: Đều đặn rất nhiều ngày đều có một chiếc giỏ tre, đựng mấy nắm cơm treo trước hiên nhà lũ trẻ - hình ảnh chiếc giỏ tre và mấy nắm cơm trở thành hình ảnh nghệ thuật đặc biệt, bởi nó được mang đến từ một ông lão ăn mày tên là lão Sấm. Thì ra Chúa không ở đâu xa mà ở ngay trong tấm lòng nhân hậu vô bờ bến của ông lão ăn mày ấy. Nếu như ai đó có được tấm lòng nhân ái của ông lão cao cả này, thì có lẽ họ cũng sẽ trở thành Chúa trời trong hoàn cảnh cụ thể và ở thời điểm cụ thể nào đó. Bí mật của lão Sấm được giấu kín và chỉ đến đoạn kết của tác phẩm, “nút thắt” của cốt truyện mới được mở đột ngột: lão Sấm đã chết đói vì nhường cơm đi ăn xin được cho lũ trẻ tội nghiệp. Cả lũ trẻ ấy và người đọc mới òa lên trong nước mắt, bởi sự hi sinh vì người khác trong hoàn cảnh no đủ đã đáng quý, nhưng sự hi sinh vì người khác của lão ăn mày chấp nhận chết đói để nhường cơm cho lũ trẻ thì còn đáng trân trọng và ngợi ca gấp nhiều lần.

Truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng miêu tả lão Vược có một mối thù không đội trời chung với các loài ác thú trong rừng, bởi con hổ cụt một bên tai đã cắn chết người vợ yêu quý của lão. Từ đó hận thù dồn tụ vào trong họng súng của lão, để bao nhiêu muông thú đã gục chết sau những viên đạn được bắn ra một cách lạnh lùng, khi đi săn không chỉ vì mục đích mưu sinh mà còn vì mục đích trả thù. Nhưng rồi xuất hiện hai hình ảnh nghệ thuật đầy ám ảnh mang ý nghĩa nguyên nhân và kết quả thật bất ngờ. Hình ảnh bé Na con lão Vược yêu quý, chơi đùa cùng con hổ con và những lời cầu khẩn của bé xin cha đừng tàn sát thú rừng nữa - hình ảnh mang ý nghĩa nguyên nhân đã mang đến kết quả thật bất ngờ ở đoạn kết tác phẩm. Đó là giọt nước mắt đầu tiên hiếm hoi của lão Vược, xuất hiện như một dấu chấm hết cho cuộc đời đầy hận thù,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của cao duy sơn (Trang 78 - 83)