Quy mô ngân hàng thường được sử dụng để nắm bắt quy mô kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng Quy mô tài sản càng lớn thì khả năng NH đạt được KNSL cao hơn do lợi thế về quy mô (sự đa dạng hơn về số lượng sản phẩm, hình thức cho vay so với NH có quy mô nhỏ, đồng thời còn giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh, và khả năng huy động tiền gửi với chi phí thấp từ khách hàng) quy mô như vậy gọi là quy mô kinh tế.. Nhân tố quy mô này kiểm soát sự khác biệt về chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và rủi ro.
Các ngân hàng có quy mô lớn có thể đa dạng hoá sản phẩm tài chính, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động
quảng cáo, truyền thông, các chương trình hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng và tiêu biểu là các hoạt động đóng góp cộng đồng và xã hội cũng góp phần làm gia tăng hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng đối với khách hàng. Do đó, NH cần chú trọng đến đa dạng hoá và phát triển sản phẩm truyền thống (cho vay và huy động vốn) và những sản phẩm hiện đại khác.
Các ngân hàng nên xem xét phát triển mạng lưới giao dịch cũng như có sự liên kết chặt chẽ giữa các mạng lưới giao dịch, nhằm tiếp cận với thị trường khách hàng rộng lớn hơn. Kế hoạch phát triển mạng lưới giao dịch phải được ngân hàng chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu điều tra nhu cầu thị trường tại địa bàn dự định mở điểm giao dịch, đến việc ước lượng chi phí và lợi ích dự tính trong tương lai, cũng như các khó khăn thách thức và những thuận lợi ngân hàng có thể gặp phải khi tiếp cần một khu vực thị trường mới, để từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.
5.2.3 Dƣ nợ cho vay khách hàng
Ngân hàng phải nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, bằng cách hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ ngân hàng; nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động tín dụng, Kiểm soát viêc sử dụng vốn vay của khách hàng phù hợp với mục đích vay bằng cách yêu cầu khách hàng giải ngân thông qua chuyển khoản tại ngân hàng, đề nghị khách hàng xuất hóa đơn những khoản chi phí không được chi trả thông qua ngân hàng trước khi giải ngân, thường xuyên yêu cầu khách cung cấp thông tin về tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với mục đích vay vốn.
Nâng cao chất lượng thu thập và quản lý thông tin: thông tin về khách hàng là yếu tố đầu vào cho quá trình xem xét cấp tín dụng, quyết định tín dụng chỉ có chất lượng khi thông tin được cung cấp đạt độ chính xác cao. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động tín dụng còn phụ thuộc vào chất lượng nhân sự và năng lực chuyên môn của nhân viên ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Vì cán bộ tín dụng là người áp dụng các qui trình đánh giá, đưa ra kết luận cuối cùng đối với hồ sơ cho vay và quyết định cho vay đối với khách hàng, dù các quy trình nghiệp vụ có được xây dựng hoàn hảo nhưng nhân viên ngân hàng không có khả năng áp dụng hoặc áp
dụng thiếu chính xác thì kết quả cuối cùng sẽ không có giá trị hoặc rủi ro xảy ra cao khi nhân viên thiếu kỹ năng và năng lực chuyên môn.
Nên xem xét kỹ nhu cầu tín dụng của tất cả các khách hàng để tập trung quản lý tốt nguồn vốn huy động, sử dụng nguồn vốn này với cơ cấu hợp lý, mức chi phí hợp lý vừa phải, cân đối giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng. Cạnh tranh giữa các ngân hàng về nguồn vốn huy động ngày càng cao, do đó ngân hàng phải tự mình đa dạng hoá các hình thức huy động nhằm có nguồn để cho vay các chủ thể có nhu cầu về vốn. Việc cạnh tranh cho vay giữa các ngân hàng cũng là một bài toán khó cho các ngân hàng. Do đó, xác định mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng để có thể mở rộng các khoản cho vay làm tăng KNSL. Thiết lập chính sách cho vay với các quy định rõ ràng, cụ thể sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng. Điều này hướng ngân hàng tới một danh mục cho vay hiệu quả, tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro. Chính sách cho vay linh hoạt, phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế. Nâng cao công tác thẩm định để tránh những rủi ro tác động xấu đến chất lượng tài sản. Các ngân hàng thương mại nói cần phải có quy trình cho vay chặt chẽ, chi tiết, đặc biệt có quy trình thẩm định rõ ràng và kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp một cách hiệu quả; lưu trữ hồ sơ chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng như duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời. Thực hiện kiểm soát nội bộ và kết hợp hài hoà cả năm thành phần của kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế nợ xấu, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
5.2.4 Tiền g i của khách hàng
Nhận tiền gửi của khách hàng theo các kỳ hạn khác nhau đòi hỏi ngân hàng cần thận trọng trong việc sử dụng vốn huy động và cân nhắc mức lãi suất chi trả phù hợp để đảm bảo chi phí hoạt động được kiểm soát. Vì quản lý chi phí một cách hiệu quả là biện pháp để cải thiện LN của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng hiệu quả chi phí rất có ý nghĩa và liên quan tích cực đến ROE; điều này phù hợp với nghiên cứu của Abreu và Mendes (2001) trong ngành ngân hàng ở các quốc gia Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Đức. Đó cũng là một bằng chứng cho
thấy các ngân hàng có khả năng vượt qua chi phí đầu tư cho khách hàng thông qua việc tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất tiền gửi. Nghĩa là việc điều chỉnh chi phí trả lãi tiền gửi hợp lý và tăng thu nhập lãi từ hoạt động cho vay.
- Đối tượng khách hàng cá nhân: ngân hàng nên phát triển các sản phẩm tiết kiệm với mức lãi suất hoặc các quà tặng hấp dẫn, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm tiền gửi kỳ hạn dài với nhiều ưu điểm thu hút khách hàng như khuyến mãi, lãi suất cao, thủ tục đơn giản,…Ngoài ra ngân hàng chú trọng phát triển và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới tiền kiều hối, nhằm mục đích thu hút nguồn vốn từ kiều bào cũng như nguồn ngoại tệ từ KHCN. Chú trọng đến các khách hàng có giao dịch lâu năm để tạo nguồn vung ứng vốn ổn định cho hoạt động vay của ngân hàng.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, qua đó thu hút lượng ngoại tệ thu về của doanh nghiệp. Mối quan hệ lâu dài, gắn kết với doanh nghiệp xuất khẩu cũng là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng có nguồn thu mua ngoại tệ ổn định.
5.2.5 Tổng sản phẩm quốc nội
Các NHTM thành lập các bộ phận nghiên cứu và phân tích thị trường để đánh giá và dự báo sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước để từ đó có những chiến lược và chính sách điều hành thích hợp trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Các NHTM cần sử dụng các công cụ, kỹ thuật để đánh giá sự biến động của nền kinh tế, từ đó xác định mục tiêu cần thực hiện.
Nhà nước nên tiếp tục điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp theo tín hiệu của thị trường. Có những biện pháp phù hợp và kịp thời để quản lý kinh tế, tăng trưởng ổn định với mức lạm phát vừa phải để hệ thống ngân hàng có thể hoạt động ổn định và phát triển. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cần có tầm nhìn, có những chiến lược cụ thể để có thể dự báo được tình hình tăng trưởng của nền kinh tế hoặc khả năng suy thoái của nền kinh tế trong các giai đoạn
khác nhau để có hướng điều chỉnh và đưa ra quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng.
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai
Mặc dù nghiên cứu cho các NHTMCP Việt Nam, nhưng số lượng ngân hàng mà tác giả chọn là ngẫu nhiên, gồm 31 NHTM đang hoạt động tại Việt Nam (danh sách phụ lục 1). Chưa xem xét các loại hình ngân hàng khác như ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
Mô hình có thể thêm các biến độc lập khác có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng, như biến sở hữu ngân hàng, biến dự phòng RRTD, hoặc tỷ lệ vốn chủ sở hữu… Đối với biến vĩ mô chỉ tập trung vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát mà chưa cân nhắc các yếu tố vĩ mô khác như lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp…
Biến phụ thuộc chỉ giới hạn ở hai biến chính ROE và ROA, trong khi có biến khác cũng có thể đo lường cho lợi nhuận của các ngân hàng, như NIM, P/E.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Mở rộng mẫu nghiên cứu cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Bổ sung các biến độc lập vào mô hình nghiên cứu để nâng cao độ tin cậy và độ chính xác khi ước lượng mô hình.
- Sử dụng các biến NIM, P/E... để đo lường lợi nhuận của các NHTM Việt nam.
KẾT LUẬN CHUNG
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM để xác định các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến LN của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết về NHTM, LN của NHTM và phân tích các yếu tố tác động đến LN của NHTM từ việc kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình này có năm yếu tố mang ý nghĩa thống kê ở mức 5% với biến phụ thuộc là ROE. Các biến độc lập có ý nghĩa thống kê bao gồm chất lượng tài sản, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng và tổng sản phẩm quốc nội. Kết quả nghiên cứu đã giúp tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, chẳng hạn như việc giám sát, xử lý và kiểm soát nợ xấu., đưa ra các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các hoạt động huy động vốn, đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ đồng thời quảng bá hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành, 2015. Đa dạng hoá thu nhập và các yếu tố
tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp
chí Công nghệ Ngân hàng, 106+107, 13 – 24 .
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TPHCM: NXB Hồng Đức.
Nguyễn Kim Quốc Trung và Bùi Quang Hưng, 2018. Examing key factor impact on bank performance: An application of the CAMEL model to Vietnamese
commercial bank. Hà Nội, Contemporary Issues in Economics, Management
& Business (1st CIEMB 2018) - National Economics University.
Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền , 2014. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 30(4), tr.55-tr.65.
Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tái bản lần 2, NXB Thống kê, TPHCM.
Nguyễn Thị Ngọc Trang & Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007. Phân tích báo cáo tài
chính. NXB Lao động - Xã hội, TPHCM.
Nguyễn Thị Ngọc Tú, 2013. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại
các Ngân hàng thương mại Việt Nam. NXB Trường Đại học Kinh tế TPHCM,
TPHCM.
Phan Đức Dũng, 2008. Kế toán quản trị. Tái bản lần 1, NXB Thống kê, TPHCM. Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy và Nguyễn Văn Kiên, 2008. Giáo trình tín dụng ngân
hàng. Tái bản lần 1, NXB Thống Kê, TPHCM.
Quốc Hội, 2017. Luật các Tổ chức tin dụng. Văn phòng Quốc Hội, Hà Nội.
Trần Hà Kim Thanh, 2011. Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung
Trần Việt Dũng, 2014. Xác định các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, 2014, 16, 2–11
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
Ali, Imran, Tariq, Waqas, Usman, Muhammad, Mir, Haseeb Zahid & Aman, Inam, 2014. Determinants of Commercial Banks Profitability: Empirical Evidence
from Pakistan. International Journal of Accounting and Financial Reporting,
số 4 kỳ 2, tr.1-tr.22.
Guru B., Staunton, J., & Balashanmugam, B, 2002. Determinants of Commercial
Bank Profitability in Malaysia. Paper presented at the 12th Annual Australian
Finance and Banking Conference, 16-17 December, Sydney, Australian.
Kosmidou, S., 2012. The determinants of banks’s profits in Greece during the
period of EU financial integration. Managerial Finance, sô 34 kỳ 3, tr.146-
tr.159.
Liu J, Pariyaprasert, W., 2014. Determinants of Bank Performance: The Application of the CAMEL Model to Banks Listed in China’s Stock Exchanges from 2008 to 2011. AU-GSB e-JOURNAL, số7 kỳ 2, tr.80- tr.95.
Jiang, G., Tang, N., Law, E., & Sze, A , 2003. Determinants of Bank Profitability in
Hong Kong. Hong Kong Monetary Authority Research Memorandum,
September.
Mbella, ME & Magloire, AA, 2017. The Effect of Bank Specific Factors on the
Performance of Afriland First Bank in Cameroon. Journal of Business &
Financial Affairs, số 6 kỳ 4, tr.1-tr.7.
Nawabzada, M. S., 2017. The role and importance of commercial banking in
domestic trade of Afghanistan. Afgan Economic Society, Volume 019, tr.1-
tr.14.
Nickell, S., 1981. Biases in Dynamic Models with Fixed Effects. Econometrica, số 49 kỳ 6, tr.1417- tr.1426.
Nimalathasan, B., 2008. A comparative study of financial performance of banking
sector in Bangladesh–an application of CAMELS rating system. Economic
and Administrative Series, số 2, tr.141- tr.152.
Rose, P. S., 2002. Commercial bank management. Tái bản lần thứ 5. NXB:McGraw-Hill, Hoa Kỳ.
Rostami, M., 2015. Determination of Camels model on bank's performance. International Journal of Multidisciplinary Research and Development, số 2 kỳ 10, tr.652- tr.664.
Kristianti R, Yovin.,2016. Factors Affecting Bank Performance; Cases of Top 10
Biggest Government and Private Banks in Indonesia in 2004 – 2013. Review
of Integrative Business and Economics Research
Samuelson, P. A. & Nordhaus, W. D. , 2010. Economics. Tái bản lần thứ 19. NXB:McGraw-Hill, Hoa Kỳ.
Sufian, F. và Chong, R. R, 2008. Determinants of bank profitability in a developing
economy: empirical evidence from the Philippines. Asian Academy of
management journal of accounting and finance, số 4 kỳ 2, tr.91- tr.112.
Satria,I., Supriyadi, E., Irfani, A. S., và Djamil, A, 2018. The Most Important
Factors Affecting Profitability of The Top 10 Commercial Banks in ASEAN.
The International Journal of Social Sciences and Humanities Invention, số 5 kỳ 5, tr.4742- tr.4753.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM
Đơn vị: Tỷ đồng
STT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ
SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ M CK/ Ngày niêm yết 1
Công thương Việt Nam (Vietnam Joint Stock
Commercial Bank of Industry and Trade)
Số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
142/GP-NHNN
ngày 03/7/2009 37,234.0
CTG
16/07/2009
2
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam)
Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
84/GP-NHNN
ngày 23/4/2012 34,187.2
BID
24/01/2014
3
Ngoại Thương Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - VCB)
198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội 286/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 37,088.8 VCB 30/06/2009 4 Á Châu
(Asia Commercial Joint Stock